Lục Châu
Theo những ghi chép còn lưu lại, Lục Châu vốn mang họ Lương, sinh ra tại vùng Bạch Châu (tức thị trấn Lục Châu, huyện Bác Bạch, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay).
Thời bấy giờ, vùng Bạch Châu là quê hương của các loại ngọc nên con trai sinh ra thì được goi là Châu Nhi, con gái sinh ra thì được gọi là Châu Nương. Vì thế, cô con gái nhà họ Lương khi sinh ra mới có tên là Lục Châu.
Lục Châu
Thạch Sùng là một viên quan giàu có và rất có thế lực đời Tây Tấn. Khi được phái đi sứ Giao Chỉ, trên đường qua Bạch Châu, Thạch Sùng nghe tiếng tăm của Lục Châu nên quyết định tới tìm.
Hôm đó, Thạch Sùng đang mở tiệc tại trang viên của mình, mời bạn bè đến chơi thì Tôn Tú sai người tới theo lệnh của Triệu Vương để đòi người đẹp. Thạch Sùng nghe tới tên Lục Châu thì nổi giận đùng đùng, nhất quyết không thuận.
Bọn sai nha về báo lại với Tôn Tú. Họ Tôn lập tức tới gặp Triệu Vương Luân xúi giục ông ta giết chết Thạch Sùng. Triệu Vương Luân nghe theo, sai quân tới giết Thạch Sùng. Thạch Sùng biết tin, vào than thở với Lục Châu rằng: “Ta vì nàng mà mang họa sát thân”.
Lục Châu nghe thấy Thạch Sùng nói như vậy thì chảy nước mắt, nói: “Thiếp nguyện chết trước chàng”. Nói xong, nàng chạy ra ngoài, nhảy xuống dưới lầu mà chết. Thạch Sùng sau đó cũng bị quân của Triệu Vương Luân giết chết.
Bạch Tố Trinh
Bản thân Bạch Tố Trinh là yêu (quái), nên nếu như nỗ lực tu luyện thì có thể trở thành tiên.
Tu luyện thành tiên vốn là mơ ước của bất kỳ yêu tinh nào. Tuy vậy, Bạch Tố Trinh lại không mơ ước được thành tiên. Ước mơ của cô rất giản dị: được làm một người bình thường, sống giữa nhân gian.
Ước mơ này càng cháy bỏng khi cô gặp Hứa Tiên, người mà 1.700 năm trước đã cứu mạng cô. Nhất kiến chung tình, Bạch Tố Trinh đã vứt bỏ hàng ngàn năm công phu tu luyện để kết nghĩa vợ chồng với anh chàng họ Hứa.
Bạch Tố Trinh.
Hứa Tiên sau đó bị một viên pháp sư tên là Pháp Hải ở chùa Kim Sơn xúi giục, nói rằng, Bạch Tố Trinh thực chất là yêu quái, chung sống với cô ta, sớm muộn Hứa Tiên cũng có kết cục thảm hại.
Họ Hứa nghe Pháp Hải nói thì cũng bán tín bán nghi nhưng vẫn quyết định giấu vợ lên chùa Kim Sơn để các cao tăng giúp mình trừ yêu quái.
Bạch Tố Trinh sau khi biết chồng tới chùa Kim Sơn, dù biết nguy hiểm, vẫn quyết định lên chùa Kim Sơn tìm chồng. Tuy nhiên, kết cục là Bạch Tố Trinh bị Pháp Hải buộc phải hiện nguyên hình rồi nhốt xuống dưới Lôi Phong Tháp.
Kết cục dành cho Bạch Tố Trinh có thể buồn, nhưng người ta hẳn sẽ còn phải khâm phục tình yêu mãnh liệt ấy nơi cô.
Ngư Huyền Cơ
Ngư Huyền Cơ tự là Ấu Vi, một nữ thi nhân nổi tiếng sống vào cuối thời nhà Đường. Huyền Cơ xuất thân nghèo khó, tới năm 16 tuổi thì được gả cho Lý Ức làm vợ lẽ.
Tuy nhiên, sau khi tới nhà họ Lý thì vợ cả là Bùi thị nhất định không đồng ý tiếp nhận Ngư Huyền Cơ. Không lâu sau, cô gái trẻ đẹp bị ép vào Hàm Nghi Quán tu hành.
Không bao lâu sau, Lý Ức mang theo vợ cả tới Dương Châu nhậm chức, bỏ lại Ngư Huyền Cơ ở Hàm Nghi Quán.
Huyền Cơ viết một công bố, dán lên tường trước nhà mình, nói rằng muốn được trao đổi thi văn với các bậc thi nhân mặc khách trong khắp thiên hạ.
Từ đó, Hàm Nghi Quán tấp nập các bậc tao nhân qua lại. Từ một người vợ lẽ bị bỏ rơi, Ngư Huyền Cơ bắt đầu một cuộc đời của một kỹ nữ tự do.
Dưới danh nghĩa của việc “giao lưu thơ văn”, Ngư Huyền Cơ kết giao với toàn các danh sĩ quyền quý trong xã hội thời bấy giờ.
Nhờ vậy, tên tuổi của nữ sĩ Ngư Huyền Cơ càng được lan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi khi Ngư Huyền Cơ phát hiện ra cô hầu gái Lục Kiều tư tình với tình nhân của mình là Trần Vĩ.
Trong cơn tức giận, Ngư Huyền Cơ đã giết chết Lục Kiều rồi đem chôn ở dưới cây tử đằng trong vườn.
Không lâu sau, có người phát hiện ra có nhiều ruồi nhặng bâu xung quanh cây hoa này nên đã đi báo quan phủ. Khi sự việc giết người bị bại lộ, Ngư Huyền Cơ bị xử tử, khi đó, nữ sĩ họ Ngư mới chỉ tròn 24 tuổi.
Người phụ nữ trải qua nhiều bất hạnh sẽ trở nên tàn nhẫn còn người phụ nữ trong tình yêu thì vô cùng mù quáng. Đó là lý do mà Ngư Huyền Cơ trở thành một tội nhân, dù bản thân cô có thể không muốn.