Mang lại may mắn
Người Ấn Độ cho rằng ở giữa hai hàng mi và điểm một vết như thế thì việc đó tượng trưng cho một niềm vui, cũng là một sự may mắn. Vì thế họ gọi những vết như thế là "nốt ruồi may mắn".
Nếu bạn từng xem những bức ảnh về phụ nữ Ấn Độ, bạn sẽ thấy một đặc điểm nhận dạng quen thuộc: chấm đỏ chót trên trán của họ. Chấm đỏ này được gọi là “bindi”, trong tiếng Ấn nghĩa là “chấm nhỏ, giọt nước”.
Theo quan niệm của người Ấn Độ, khu vực giữa hai lông mày được gọi là nơi tập trung mọi trí tuệ của con người.
Phụ nữ Ấn chấm dấu đỏ hoặc đá quý vào đây để được thông thái, minh mẫn hơn, và cũng tránh xa ma quỷ. Nhiều người còn cho rằng dấu đỏ bindi như con mắt thứ ba của người Ấn Độ.
Màu đỏ của bindi tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng. Ở miền Nam Ấn, thường phụ nữ có chồng rồi mới chấm bindi lên trán để đàn ông biết mình là người đã yên bề gia thất.
Thể hiện thân phận
Vết to giữa hai con mắt còn cho thấy rõ thân phận của những người phụ nữ Ấn Độ. Ở Ấn Độ, chỉ những người phụ nữ đã có chồng mới được điểm nốt ruồi may mắn.
Vào đúng ngày lễ thành hôn, chú rể tự tay dùng su xa điểm nốt ruồi may mắn lên trán cô dâu để biểu thị cô gái đã làm lễ thành hôn.
Theo truyền thống, chấm đỏ này thông thường được chấm bằng tay, từ son nên còn gọi là chấm châu sa.
Nếu như sau khi kết hôn rồi mà người phụ nữ nào còn chưa điểm nốt ruồi may mắn này thì họ sẽ bị các bậc cha mẹ, cô chú và họ hàng thân thuộc chỉ trích, cho rằng họ cố ý lừa dối chồng mình, thậm chí những người khác còn có thể hoài nghi không biết chồng của người đàn bà này có còn sống không ?
Tất nhiên, những người vợ chưa cưới và đàn bà góa chồng thì không được điểm nốt ruồi may mắn.
Tuy nhiên, theo đà phát triển và sự tiến bộ của xã hội ngày nay thì phạm vi của những người phụ nữ được điểm nốt ruồi may mắn cũng đã được mở rộng. Một số trẻ nhỏ và các cô gái chưa chồng cũng điểm nốt ruồi may mắn.
Hơn nữa, người ta lại còn đòi hỏi hình trạng và màu sắc của nốt ruồi may mắn phải phù hợp với từng khuôn mặt, từng kiểu tóc và cả phục trang nữa.
Như thế có thể nói rằng những khuôn mặt, kiểu tóc và phục trang khác nhau đòi hỏi phải có những nốt ruồi may mắn khác nhau và loại nốt ruồi may mắn này có tác dụng trang sức.
Lại còn có một số người làm bố làm mẹ ở Ấn Độ điểm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai hàng mi. Điều này có nguyên nhân là gì vậy ?
Vốn là những người bố người mẹ này lo lắng nếu như con cái họ khỏe mạnh và thông minh thì dễ dàng bị ma quỷ để ý và có khả năng gặp những điều bất hạnh, thậm chí có thể bị chết yểu.
Nếu như điểm thêm cho con cái một nốt ruồi đen ở giữa hai con mắt như thế thì sẽ làm cho chúng nó bớt vẻ đáng yêu và như thế cũng giúp cho chúng đỡ gặp phải những điều bất hạnh.
Rõ ràng các trường hợp điểm nốt ruồi này nhằm mục đích tránh và tiêu trừ tai hoạ.
Ở một số nơi, bindi còn được chấm bằng máu của người chồng! Phụ nữ chỉ lau dấu bindi này một khi chồng họ qua đời. Lúc này, nhiều người vẫn tiếp tục chấm bindi màu đen và mặc sari trắng.
Ngày nay, hình thức sử dụng bindi đã có nhiều thay đổi so với cách làm truyền thống. Nhiều phụ nữ và thậm chí là đàn ông Ấn Độ chấm bindi để làm đẹp, không giới hạn độ tuổi, địa vị, giới tính .
Bindi lúc này mang ý nghĩa trang trí và không có giới hạn về màu sắc. Các cô gái có thể mua các miếng dán bindi hoặc đính hạt đá quý trên trán như một món đồ trang sức.
Chấm đỏ bindi có thể còn có tác dụng cứu mạng người
Nguyên nhân là do ở khu vực họ sống, cây trồng sinh trưởng trên những mảnh đất thiếu i-ốt và khoảng 1/3 hộ gia đình không thể tiếp cận nguồn muối i-ốt khác bên ngoài.
Một số đang phải chống chọi với căn bệnh ung thu vú, u nang xơ tuyến vú và các biến chứng trong quá trình mang thai . Hầu hết các trường hợp này đều là hệ quả của tình trạng thiếu i-ốt.
Làm thế nào chúng ta đảm bảo phụ nữ ở những khu vực nông thôn như vậy hấp thụ đủ lượng i-ốt cần thiết? Hầu hết phụ nữ Ấn Độ đều có mang một chấm bindi, một chấm nhỏ trang trí hình tròn trước trán.
Xuất phát từ thực tế này,
Họ đã sản xuất các gói bindi, được gọi là “Chấm đỏ cứu mạng” (Life Saving Dot).
Thiếu i-ốt là nguyên nhân gây tổn thương não bộ hàng đầu trên thế giới. Có thể bạn chưa nghe nhiều về khoáng chất i-ốt, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người.
Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu i-ốt có thể dẫn đến các dị tật thai nhi hoặc thai chết lưu.
Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant Ấn Độ đã tráng mặt sau của bindi bằng i-ốt và chấm đỏ này sẽ cung cấp tới 150 microgram i-ốt hấp thụ qua da.
Vấn đề trong việc sử dụng thực phẩm bổ sung là giá thành rất cao và hầu hết các hộ gia đình đều không đủ điều kiện chi trả.
Nhưng với những chấm đỏ cứu mạng, giá thành lại khá rẻ ở mức 10 rupee, hay 16 cents cho 30 ngày sử dụng.
Bindi không còn giới hạn ở Ấn Độ mà đã lan nhanh sang nhiều quốc gia châu Á khác.
Hình tượng người phụ nữ có chấm đỏ trên trán cũng đã truyền cảm hứng cho phong cách trang điểm của nhiều cô gái trẻ Mỹ, châu Âu.
Ngoài ra, chấm đỏ trên trán phụ nữ Ấn Độ còn có một số tác dụng dưới dây:
Tránh mỏi mắt: Điểm trung tâm của trán có sự kết nối trực tiếp với dây thần kinh hốc mắt.
Dây thần kinh này liên kết với tất cả các cơ xung quanh mắt, những cơ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt cũng như giúp mắt chuyển động dễ dàng.
Hỗ trợ thính giác: Là một trong những vị trí của dây thần kinh điều khiển các cơ trên khuôn mặt có khả năng kích thích ốc tai. Do đó, xoa bóp vị trí này sẽ có tác dụng tốt cho đôi tai.
Giảm nếp nhăn giữa hai chân mày: Những nếp nhăn giữa hai chân mày không chỉ là dấu hiệu của sự lão hóa mà còn là biểu hiện của căng thẳng và áp lực.
Đây cũng là vị trí của cơ tháp mũi, xoa bóp cơ này giúp tăng cường lưu thông máu và giảm nếp nhăn da.
Giúp tĩnh tâm: Luân xa Ajna rất dễ bị tổn thương bởi lo lắng và căng thẳng. Xoa bóp vị trí này hàng ngày sẽ giúp các cơ và dây thần kinh ở khu vực xung quanh trán và mắt thư giãn, đầu óc được tỉnh táo.
Tránh mất ngủ: Theo Ayurveda, phương pháp thư giãn cổ truyền của y học Ấn Độ, một trong những lý do phổ biến nhất của chứng mất ngủ là căng thẳng thần kinh, mệt mỏi và làm việc quá sức.
Nhấn vào vị trí giữa hai chân mày không chỉ có tác dụng làm dịu tâm trí mà còn giúp thư giãn các cơ trên mặt, cổ, lưng và các vị trí khác trên cơ thể.