Bên trong khu phá dỡ tàu cũ ở Bangladesh

Huy Phong |

Bangladesh là quốc gia có ngành công nghiệp phá dỡ tàu lớn thứ hai thế giới, tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 200.000 người.

Khu phá dỡ tàu Chittagong ở Bangladesh là nơi cập bến cuối cùng của nhiều tàu lớn hết sử dụng.
Khu phá dỡ tàu Chittagong ở Bangladesh là nơi cập bến cuối cùng của nhiều tàu lớn hết sử dụng.
Khoảng 200.000 công nhân làm việc tại 80 xưởng phá dỡ khác nhau ở thành phố Chittagong.
Khoảng 200.000 công nhân làm việc tại 80 xưởng phá dỡ khác nhau ở thành phố Chittagong.
Một tàu vận tải lớn đã được phá dỡ một phần. Những mảnh kim loại phá dỡ sẽ được nấu lại để mang đi bán.
Một tàu vận tải lớn đã được phá dỡ một phần. Những mảnh kim loại phá dỡ sẽ được nấu lại để mang đi bán.
Nhiếp ảnh gia Sahil Ali ghi lại cảnh tượng khói đen mù mịt và ô nhiễm tại khu phá dỡ tàu ở Chittagong.
Nhiếp ảnh gia Sahil Ali ghi lại cảnh tượng khói đen mù mịt và ô nhiễm tại khu phá dỡ tàu ở Chittagong.
Hàng trăm xe tải nằm chờ tại khu phá dỡ tàu để chở những mảnh kim loại từ tàu cũ đi bán hoặc tái chế.
Hàng trăm xe tải nằm chờ tại khu phá dỡ tàu để chở những mảnh kim loại từ tàu cũ đi bán hoặc tái chế.
Ngành công nghiệp phá dỡ tàu ở Bangladesh bắt đầu từ những năm 1960, khi tàu MD Alpine của Hy Lạp bị mắc cạn ngoài khơi bờ biển thành phố Chittagong.
Ngành công nghiệp phá dỡ tàu ở Bangladesh bắt đầu từ những năm 1960, khi tàu MD Alpine của Hy Lạp bị mắc cạn ngoài khơi bờ biển thành phố Chittagong.
Ngành công nghiệp này tăng trưởng đều qua những năm 1980 và đến giữa những năm 1990, Bangladesh là quốc gia đứng thứ hai thế giới về phá dỡ tàu.
Ngành công nghiệp này tăng trưởng đều qua những năm 1980 và đến giữa những năm 1990, Bangladesh là quốc gia đứng thứ hai thế giới về phá dỡ tàu.
Có 26 xưởng phá dỡ tàu hoạt động tại thành phố Chittagong vào năm 2008. Con số này tăng lên 40 vào năm 2009 và cho đến nay là 80.
Có 26 xưởng phá dỡ tàu hoạt động tại thành phố Chittagong vào năm 2008. Con số này tăng lên 40 vào năm 2009 và cho đến nay là 80.
Các bãi biển ở thành phố Chittagong trở thành bãi tập kết của những mảnh kim loại và máy móc.
Các bãi biển ở thành phố Chittagong trở thành bãi tập kết của những mảnh kim loại và máy móc.
Những phần kim loại của tàu được cắt nhỏ để tái chế, trong khi rác cao su và nhựa được đốt ngay tại các nhà xưởng, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Những phần kim loại của tàu được cắt nhỏ để tái chế, trong khi rác cao su và nhựa được đốt ngay tại các nhà xưởng, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Một số tàu cũ có trọng lượng hàng nghìn tấn.
Một số tàu cũ có trọng lượng hàng nghìn tấn.
Những công nhân tại khu phá dỡ tàu Chittagong làm việc như một dây chuyền liên hoàn, nhằm tăng tối đa hiệu suất công việc.
Những công nhân tại khu phá dỡ tàu Chittagong làm việc như một dây chuyền liên hoàn, nhằm tăng tối đa hiệu suất công việc.
Các mảnh kim loại cắt ra từ tàu được chuyển tới nhiều vùng ở Bangladesh cũng như ra nước ngoài. Chúng có thể được sử dụng trực tiếp trong các ngành công nghiệp khác mà không cần tái chế.
Các mảnh kim loại cắt ra từ tàu được chuyển tới nhiều vùng ở Bangladesh cũng như ra nước ngoài. Chúng có thể được sử dụng trực tiếp trong các ngành công nghiệp khác mà không cần tái chế.
Công nhân đứng trên một con tàu đã được phá dỡ gần xong.
Công nhân đứng trên một con tàu đã được phá dỡ gần xong.
Công nhân đứng trên một bình gas được sử dụng làm nhiên liệu cắt kim loại từ tàu cũ.
Công nhân đứng trên một bình gas được sử dụng làm nhiên liệu cắt kim loại từ tàu cũ.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại