Chính sách phúc lợi quá hoàn hảo
Trên chiến trường, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nổi danh là người “sát phạt quả quyết”, tuy nhiên khi sáng lập nên Minh triều, ông lại rất quan tâm đến phúc lợi xã hội cho dân chúng.
Dưới thời Minh Thái Tổ tại vị, chỉ cần nghe thấy nơi đâu có bách tính lầm than, Hoàng đế dù trước mặt quần thần cũng không cầm được mà thổn thức rơi lệ.
Từ tấm lòng “thương dân như con” ấy, Chu Nguyên Chương đã lập nên một loạt cách chính sách phúc lợi nhằm an dân, an sinh.
Công cuộc “phúc lợi toàn dân” do ông khởi xướng đã đạt được ba thành tựu lớn, đó là: mở các tế viện nuôi dưỡng người già, cô nhi, và người khuyết tật; cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho người dân và khởi công xây dựng nhiều khu nghĩa trang miễn phí.
Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, những tư tưởng tiến bộ của Chu Nguyên Chương đã hoàn toàn đi trước thời đại.
Cho tới nay, hậu thế vẫn ca ngợi triều đại của ông là “lão đắc khởi, bệnh đắc khởi, tử đắc khởi” (nghĩa là lúc tuổi già được sung sướng, khi bệnh tật được chăm sóc, tới lúc chết cũng được yên nghỉ).
Sự phồn thịnh của Minh triều dưới thời vua Minh Thái Tổ.
Để các chính sách phúc lợi được thực thi công bằng và nghiêm chỉnh, Chu Nguyên Chương đã ra sắc lệnh: Bất kể nơi nào có tai nạn mà chưa được cứu trợ, quan chức địa phương phải đích thân tới thăm hỏi.
Chưa dừng lại ở đó, Minh Thái Tổ còn lo cho người dân từ bữa cơm tới manh áo thường ngày. Luật lệ Đại Minh khi đó có quy định: Người lớn mỗi tháng được phát 3 mễ gạo (khoảng 15kg). Mùa đông mỗi người được phát 3 trượng vải (1,2m) để may trang phục.
Chế độ trợ cấp này đã chính thức được ghi vào “Đại Minh luật”, các quan chức phải nghiêm túc chấp hành. Cũng nhờ vậy mà nhân dân dưới thời Chu Nguyên Chương đều ăn no mặc ấm.
Phúc lợi dành cho người già được triều đình chú trọng hơn cả.
Vào năm Hồng Vũ thứ 20, Minh triều ban hành chế độ “dưỡng lão chung thân”. Theo đó, người già từ 80 tuổi trở đi mỗi tháng sẽ được cấp 3 đấu gạo, 1,5kg rượu và 2,5kg thịt. Người nào từ 90 tuổi trở lên còn được cấp thêm một tấm lụa và 5k vải sợi mỗi năm để may áo.
Không chỉ trợ cấp về kinh tế, luật pháp Minh triều cũng “phá lệ khoan dung” đối với những người lớn tuổi.
Danh thần Hàn Nghi từng ghi lại: ở An Huy trước kia từng có một ông cụ bị tố lừa đảo, đúng ra phải xử án lưu đày, nhưng vì tuổi tác đã cao nên được trả về gia đình.
Ở Giang Nam có một thanh niên đánh người khác bị thương, theo đúng luật phải sung quân hoặc đi tù, nhưng vì còn mẹ già không ai chăm sóc, nên được khai ân, chỉ phải về quê lao động cải tạo.
Như vậy có thể nói, dưới thời Chu Nguyên Chương, trong nhà có một người già chẳng khác gì có một thứ “pháp bảo”. Minh triều từ đó cũng đã trở thành triều đại đầu tiên khai sáng hình thức “dưỡng lão” ở Trung Quốc.
Một việc khác cũng được Chu Nguyên Chương chú trọng không kém: đó chính là cứu tế.
Chính sử Minh triều có ghi: Khi Hồ Bắc xảy ra nạn hồng thủy, quan Bộ hộ được giao việc cứu tế, những vì chậm trễ mà nửa năm sau mới tới vùng có thiên tai để cứu nạn. Chu Nguyên Chương biết chuyện, đã hạ lệnh xử tử không thương tiếc.
Cũng từ sau vụ việc này, Minh Thái Tổ đã dốc lòng đầu tư cho việc báo hiệu cứu nạn để tránh xảy ra những trường hợp cứu tế chậm trễ.
Ông đã cho phép các quan được “tiền trảm hậu tấu” trong việc cứu trợ thiên tai. Theo đó, bất kỳ nơi đầu cần cứu nạn khẩn cấp, quan quân địa phương có thể xuất kho phát chẩn trước khi được triều đình cho phép.
Đại Minh dưới thời Chu Nguyên Chương mỗi năm thu thuế thóc lên tới 3200 vạn thạch ( 1 thạch = 100kg). Ngay tới triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử Trung Hoa là triều nhà Đường cũng chưa từng làm được điều này.
Nhờ vào lượng thuế thu được dồi dào, Chu Nguyên Chương đã lập nên các kho thóc cứu trợ tại mỗi địa phương trên cả nước.
Loại kho thóc này chuyên dùng cho mục đích cứu tế khẩn cấp. Để có thể nhân rộng quy mô, triều đình đã cấp 200 vạn giấy cấp lương thực, bỏ vốn khởi công xây dựng hàng ngàn kho thóc dự bị ở nhiều nơi trên khắp cả nước.
Các kho thóc này do quan phủ triều đình giám sát, bên cạnh đó còn có các thân sỹ địa phương phụ trách giữ gìn. Nhờ vậy mà việc cứu tế đặc biệt nhanh chóng và hữu dụng.
Cho tới lúc lâm chung, tấm lòng Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương vẫn mãi canh cánh về vấn đề an dân, an sinh. Trong di chúc ông đặc biệt dặn dò: việc tang sự càng đơn giản càng tốt, tránh tốn kém, càng không để ảnh hưởng tới viện hôn - tang của dân chúng.
Sau này, dưới các đời vua triều Minh như Minh Thành Tổ Chu Đệ, Minh Anh Tông Chu Kì Trấn, Minh Hiếu Tông Chu Hiếu Đường… cũng đều rất chăm lo cho chính sách phúc lợi cho dân mà tổ tiên đã gây dựng.
Nhà Minh qua nhiều thời kỳ luôn dốc lòng vì các chính sách phúc lợi, mang đến cuộc sống no ấm cho bách tính.
Lụi bại vì không cân bằng được phúc lợi và điều kiện thực tế
Tuy nhiên, để duy trì chính sách tốt đẹp, nhân văn này, nhà Minh về sau đã phải đối mặt với một sự thật phũ phàng: triều đình không biết lấy đâu ra ngân sách cho các khoản phúc lợi ngày một nhiều kể trên.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc thiếu tiền phúc lợi là do vấn đề thể chế.
Lúc đầu, chế độ phúc lợi của Minh triều được đảm bảo là bởi Chu Nguyên Chương chú trọng đầu tư thể chế kinh tế. Khi tiền thuế ruộng, thuế thóc ổn đinh, những nguồn phúc lợi mới có thể được đảm bảo.
Tuy nhiên tới giữa thời nhà Minh, ruộng đất bị sát nhập ngày càng nhiều, kinh tế hàng hóa phát triển, nông nghiệp bị lép vế, nhìn qua cứ tưởng là một nền kinh tế mở và phồn vinh, nhưng thực chất nguồn của những khoản phúc lợi đã bị “đứt gánh giữa đường”.
Bên cạnh đó, nạn tham ô xảy ra ngày càng nhiều. Các kho thóc từ của công lại trở thành của tư vì sự cấu kết của các quan giám sát và phú nông.
Tuy nhiên, khi điều kiện thực tế không cho phép các chính sách phúc lợi được duy trì ổn định như trước, các vấn đề bất cập trong xã hội đã nảy sinh.
Khi Đại Minh lâm vào tình cảnh “dân quốc nghèo”, phúc lợi không đủ, quốc khố cạn kiệt, nhân dân phải nghĩ ra cách để tự cứu lấy mình. Các “xã thương” từ đó bắt đầu hình thành.
Các loại “xã thương” này vốn dĩ có từ thời Nam Tống, sau được hợp pháp hóa dưới thời vua Minh Anh Tông. Cho đến năm Gia Tĩnh thứ 8, dưới thời Hoàng đế Minh Thái Tông, nhiều địa phương trên cả nước đều đã có “xã thương”.
Hình thức tổ chức của “xã thương” là: 30 nhà hợp thành một hội, sau đó bầu ra một người sáng lập. Sau đó căn cứ vào gia cảnh, nhà giàu bỏ ra 4 đấu lương thực, nhà trung trung bỏ ra hai đấu, nhà nghèo bỏ ra 1 đấu. Cứ như vậy lập thành “xã thương”.
Khi gặp cảnh đói kém, người có tiền có thể tới “xã thương” vay thóc, đến mùa thu hoạch phải hồi trả. Những gia đình nghèo thì cần mượn tiền để vay thóc. Đây chính là hình thức “tự mình cứu lấy mình” khi phúc lợi từ triều đình ngày một đi xuống.
Đối với kiểu “xã thương” này, Minh triều vô cùng tự đắc mà cho rằng: “Bách tính tương trợ lẫn nhau, tiết kiệm cho quốc khố triều đình.”
Tuy nhiên điều không lường trước được là các xã thương này qua thời gian lại trở thành cái mầm hậu họa. Các dòng họ nắm quyền tại xã thương đã cấu kết với nhau để trốn thuế, lậu thuế,…
Việc hình thành “xã thương” với quy mô nhỏ cũng gây ra nhiều bất ổn về chính trị.
Giang Nam là vùng đất màu mỡ, “xã thương” thu được nhiều, nhưng các tỉnh ở vùng núi tây bắc điều kiện khó khăn, xã thương ít ỏi, dân tình túng đói.
Triều đình lại không đủ khẳ năng cứu trợ, khiến tình trạng dân sinh mất cân bằng, phía tây bắc liên tục xảy ra phản loạn.
Ở Giang Nam kinh tế phát đạt, người giàu ngày càng nhiều, nhờ đó mà các dịch vụ phúc lợi tự túc cũng ngày một nở rộ.
Các trường học miễn phí cho trẻ em nghèo được lập nên, các y xá bốc thuốc miễn phí cũng được hình thành, nhiều cửa hàng phát chẩn cháo cho người dân đi vào hoạt động,…
So với triều đình, những người này làm việc còn thành tâm và quy củ hơn nhiều: mỗi kỳ đều phải họp mặt, kê khai các khoản thu trì kỳ trước, sau đó quyên tiền,…mỗi lần như vậy đều khiến lòng người quy phục. Cứ như vậy,đảng Đông Lâm được hình thành tại Giang Nam.
Người của đảng Đông Lâm có đủ các thành phần từ quan lại, trí thức, tới thương gi… Với ngọn cờ “Minh vong Thanh hưng”, đảng đã thu hút được đông đảo thành viên, lại vô cùng được nhân dân ủng hộ.
Sau này Hoàng đế Sùng Trinh tin dùng hoạn quan, đã để Ngụy Trung Hiền sát hại lãnh đạo Đông Lâm đảng, gây nên vụ án oan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Dân chúng Giang Nam vì bất bình mà nổi dậy bạo loạn. Không lâu sau, Sùng Trinh Hoàng đế bất lực trước cảnh “thù trong giặc ngoài”, đã phải tự vẫn khi quân nổi loạn của Lý Đại Thành tiến vào kinh sư.
Sự diệt vong của Minh triều một phần nguyên nhân đến từ chính sách phúc lợi cứng nhắc, trong khi khâu quản lý bị buông lỏng.
Kỳ thực, sự sụp đổ của Minh triều suy cho cùng cũng là cái họa tự chuốc: Ngay từ đầu, triều đại này đã đặt ra phúc lợi quá cao. Sau này, khi ngân khố không đủ, các kho thóc cứu tế sụp đổ, tế viện cũng mất, mới hình thành nên các xã thương.
Việc này không chỉ khiến kinh tế cả nước bị chia năm xẻ bảy, mà quan trọng nhất là làm mất lòng dân chúng.
Bản thân Minh triều đã mục ruỗng không thể cứu vãn, lại thêm lời hứa hẹn “vĩnh bất gia phú” (vĩnh viễn không tăng thuế) từ Thanh triều, nên triều đại có chế độ phúc lợi tốt nhất trong lịch sử này cũng vì thế mà rơi vào tình cảnh “vạn kiếp bất phục”.
Vậy nhưng sau này, hậu thế vẫn luôn dành những lời ca tụng về một triều đại khoản đãi bách tính, yêu dân như con.
Cho tới thời vua Thuận Trị triều Thanh, học giả Lục Ứng Thời vẫn không khỏi cảm thán khi nhớ về tiền triều: “Tới nay phụ lão khi nhắc tới thời ấy, vẫn một lòng thương nhớ!”