Bé 3 tuổi phải chụp CT phổi và nguyên nhân đáng giật mình

Diệp Anh |

Một em bé 3 tuổi ở thành phố Phúc Châu, Tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã bị sốt nhẹ kéo dài và phải mất đến gần 1 tháng, các bác sĩ mới phát hiện được nguyên nhân.

Theo trang báo điện tử Sohu (Trung Quốc), em bé 3 tuổi nói trên là Tiểu Lan, sống ở thành phố Phúc Châu. Ngày thường, bé rất nhanh nhẹn, hoạt bát.

Tuy nhiên gần đây, bé đột nhiên lên cơn sốt. Vì lo lắng không biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sốt cao của con là gì, mẹ bé đã ngay lập tức đưa bé đi bệnh viện kiểm tra.

Song, phải mất gần một tháng, sau khi đã gõ cửa một số bệnh viện tại địa phương, cuối cùng các bác sĩ ở một bệnh viện mới tìm ra “thủ phạm” khiến bé Lan đau đớn trong thời gian lâu như vậy nhờ chụp CT phổi.

Hóa ra, gần 1 tháng trước đó, mẹ của bé gái 3 tuổi khi ăn mía đã cho con gái ăn cùng mà không biết rằng khí quản của bé chưa hoàn thiện.

Đây là nguyên nhân khiến Tiểu Lan bị hóc và khi đó, bé đã ói ra rất nhiều bã mía. Tuy nhiên, vẫn còn một ít bã do Tiểu Lan nuốt phải, lọt xuống phế quản chính phải. Dị vật đã khiến em bé trở nên thở gấp và sau đó bị viêm phổi.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau khi phát hiện, các bác sĩ đã tiến hành xử lý, lấy bã mía ra khỏi cơ phế quản và vệ sinh phế nang cho bé. Trong khi đó, người mẹ luôn day dứt, tự trách mình đã khiến con gái phải chịu đau đớn trong suốt gần 1 tháng trời.

Giới chuyên gia cảnh báo, khi cho trẻ ăn, tuyệt đối không được trêu đùa trẻ. Nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường như thở gấp, ho nhiều… cần nhanh chóng tìm hiểu xem trẻ có nuốt phải dị vật hay không.

Nếu có đáp án chắc chắn, cần phải áp dụng biện pháp cấp cứu tạm thời và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Dưới đây là một số lời khuyên có thể tránh những tai nạn đáng tiếc tương tự xảy ra với trẻ như trường hợp ở trên:

1. Hình thành thói quen tốt trong việc cho trẻ ăn, uống, ví dụ như coi ăn cơm là một việc rất bình thường, khi cho bé ăn, phải ngồi nghiêm túc, ăn bình tĩnh, tuyệt đối không chạy nhảy, vừa ăn vừa xem ti vi…

2. Những đồ vật nhỏ như các loại thuốc, đồ chơi… trong gia đình cần phải phân loại và để trong những hộp khác nhau, tránh xa tầm tay của trẻ. Sau khi lấy xuống cho trẻ sử dụng hoặc chơi, cần theo dõi, quan sát trong quá trình trẻ chơi và cất đúng chỗ.

3. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm quá cứng. Lạc, hạnh nhân… cần phải cắt nhỏ hoặc nghiền thành bột sau đó mới cho trẻ ăn. Tốt nhất, nên lựa chọn thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

4. Biện pháp trực tiếp, hiệu quả nhất là đợi trẻ lớn một chút, hãy nói chuyện, giảng giải và dạy trẻ cách phân biệt đồ vật nào nên tiếp xúc, đồ vật nào cấm không được chạm vào.

Có thể đặt ra quy định và có hình thức thưởng, phạt rõ ràng để trẻ làm theo những gì được dạy.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại