Áp lực học hành đã khiến cô gái này mất đi mái tóc

Thu Trang |

Áp lực từ việc học hành khiến cô gái trẻ này tự nhổ tóc của mình để giảm bớt căng thẳng.

Một cô gái xinh đẹp với mái tóc đen dài ngang vai bước vào phòng tư vấn tâm lý tại Bệnh viện nhân dân số 7, Hàng Châu, miền đông Trung Quốc. Tuy nhiên, bác sỹ Luo Fugan không nhận thấy bất kỳ điều gì bất ổn ở cô gái này.

Thế nhưng, bác sỹ đã kịp hiểu ra vấn đề khi cô gái giấu tên lột bỏ mái tóc giả, để lộ mái đầu trọc lóc. Cô sinh viên 21 tuổi này có một thói quen vô cùng tai hại là tự nhổ tóc mình để giảm bớt căng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn thi cử.


Giật tóc nhiều dẫn tới hói đầu.

Giật tóc nhiều dẫn tới hói đầu.

“Giai đoạn đó, tôi đã gặp phải rất nhiều áp lực trong việc học hành, cô nói với Qianjiang Evenings News. “Tôi thực sự căng thẳng và mệt mỏi bởi tôi phải tham gia quá nhiều lớp học”.

Thói quen bứt tóc bắt đầu từ khi cô 13 tuổi. Cô gái vô tình phát hiện mọi áp lực đều giảm đi rất nhiều khi cô giật mái tóc của mình. Bác sĩ Luo xác định, thói quen của cô xuất phát từ những áp lực mà cô đã phải trải qua thời thơ ấu.

“Mẹ cô ấy là một giáo viên nên rất nghiêm khắc với chuyện học hành từ khi cô ấy còn bé”, bác sĩ Luo nói. “Những giới hạn phải chịu đựng hàng ngày đã ảnh hưởng rất nhiều tới trạng thái cảm xúc của cô ấy”.

Trước khi có thói quen giật tóc, nữ sinh viên này thường cắn móng tay. Cô gái nghĩ rằng tóc có thể mọc trở lại nên hoàn toàn không quan tâm gì mấy. Chính vì vậy, trong suốt những năm học phổ thông, cô tiếp tục bứt tóc để chống lại sự lo lắng.


Cô gái liên tục giật tóc để cảm thấy dễ chịu hơn. (Ảnh minh họa)

Cô gái liên tục giật tóc để cảm thấy dễ chịu hơn. (Ảnh minh họa)

Những hành động ban đầu chỉ được xem là giải pháp tạm thời nhanh chóng trở thành một căn bệnh. Cô sinh viên chia sẻ hiện cô không thể ngủ yên nếu không bứt vài sợi tóc.

Da đầu của cô bắt đầu bị hư tổn không thể phục hồi. Một bác sĩ da liễu nói với cô rằng, nang tóc của cô đã bị hư tổn đến mức nó không còn khả năng để cho tóc mới mọc lên.

Cô bắt đầu quẫn trí khi mái tóc cứ trụi dần. Cô khóc rất nhiều nhưng không biết làm cách nào để thay đổi. Sau khi bị hói đầu, cô buộc phải đội tóc giả. Thế nhưng, điều đó càng thôi thúc cô phải giật tóc.


Cắn móng tay cũng là một dấu hiệu của stress.

Cắn móng tay cũng là một dấu hiệu của stress.

Gia đình của cô gái đã phải đưa cô tới bác sĩ tư vấn tâm lý khi nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Bác sĩ Luo cảnh báo, các bậc cha mẹ cần phải nhận thấy những hành vi khác thường của con trẻ, chẳng hạn như cắn móng ta vì chúng có thể chỉ ra những mối lo ngại từ trong tiềm thức, dẫn đến những bệnh tâm lý lâu dài nếu không được can thiệp kịp thời.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại