Vào ngày 29/4/1945, tướng SS Wilhelm Mohnke đã đến tận chiến hào gắn mề đay Hiệp sĩ dòng Đền (Knight’s Cross) cho ngoại binh Henri Joseph Fenet, chiến binh 25 tuổi tại Mặt trận phía Đông, vì đã có công chỉ huy đơn vị tiêu diệt hơn 50 xe tăng Hồng quân Liên Xô trong vòng năm ngày.
Đây là hành động cùng đường của sư đoàn Charlemagne SS do Fenet đứng đầu trước khi đầu hàng quân đồng minh.
Charlemagne được thành lập năm 1943 bởi lực lượng quân bán phát xít, với các ngoại binh được quy tụ khắp nước Pháp, có lúc lên tới 7.000 người nhưng đến cuối tháng 4/1945 chỉ còn không quá 400.
Trớ trêu thay, những kẻ phản bội này lại điên cuồng chống trả Đồng Minh cho đến tận ngày chiến tranh kết thúc. Số phận các "tình nguyện viên" người Pháp may mắn thoát chết nhờ chính sách khoan hồng của phía Liên Xô, họ được trả về cho chính quốc.
Riêng Fenet thoát tội bị xử bắn, năm 1949 bị kết án tù lao động khổ sai 20 năm, và được trả tự do vào năm 1959, trở thành một doanh nhân nhỏ, trước khi qua đời tại Paris năm 2002 ở tuổi 83.
Lính đánh thuê trên mặt trận Atlantic Wall - Pháp năm 1944
Lính đánh thuê người Pháp tại một đơn vị SS
1. Binh đoàn Viking
Quân số của Viking phần lớn là người thuộc các quốc gia Scandinavia, Baltic và Hà Lan, được bổ xung vào Sư đoàn Viking thứ 5 SS Panzer năm 1940, được mệnh danh là "siêu nhân" Bắc Âu.
Đây là binh đoàn với mục tiêu giúp Đức xâm lược thành công Liên Xô. Đội quân đánh thuê này rất tàn ác, đã giết hại hàng loạt thường dân Ukraine, du kích quân và người gốc Do Thái.
Trong số những người hùng của Viking, có Dr. Josef Mengele, hay vác sĩ tử thần, thực hiện các thí nghiệm y học khủng khiếp trên tù nhân Đồng Minh tại trại Auschwitz.
Những thí nghiệm của Josef Mengele tập trung vào các cặp sinh đôi, không hề quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn nạn nhân.
Mengele cũng là thành viên của nhóm các bác sĩ có nhiệm vụ tuyển chọn những người mới, nếu đủ sức khoẻ làm việc sẽ được nhận vào trại, không sẽ bị hành quyết ngay lập tức trong các phòng hơi ngạt. Mengele rời Auschwitz ngày 17/1/1945, chỉ một thời gian ngắn trước khi Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tử thần này.
Sau nhiều năm lẩn trốn, cuối cùng Josef Mengele đã bị chết đuối trong khi bơi tại bãi biển ở Brazil năm 1979, được chôn cất dưới tên giả. Sau đó, lại bị được khai quật, nhận diện bằng giám định pháp y 1985.
Bác sĩ tử thần Josef Mengele đang 'thử nghiệm cứu người'
2. Binh đoàn Walloons
Được tạo thành từ hơn 8.000 người Bỉ nói tiếng Pháp, được bổ xung cho sư đoàn tình nguyện Grenadier 28 của SS, hay còn gọi là Wallonien. Phần lớn có nguồn gốc từ đảng Rexist, được phân công chiến đấu ở mặt trận phía Đông, chống lại du kích quân Ukraina, sau đó được điều chuyển tới mặt trận Carpathian để ngăn chặn sự tấn công của Hồng quân Liên Xô.
Đến tháng, 5/1945, Wallonien được sáp nhập với SS Flemish, tạo ra sư đoàn SS SturmbrigadeLangemarck thứ 27, có nhiệm vụ bảo vệ Berlin.
Nhận thức được sự vô ích của tổ chức này, chỉ huy người Bỉ của Walloons, Léon Degrelle đã cho phép binh lính tuỳ nghi di tản. Kết quả hàng trăm chiến binh đã đào ngũ, chỉ còn lại số ít tử thủ. Khi Liên Xô chọc thủng phòng tuyến, đội quân ô hợp này đã chạy dạt về phía tây để đầu hàng người Anh.
Lính đánh thuê thuộc Sư đoàn Wiking SS tại mặt trận Nga
Khoảng 40.000 lính đánh thuê Tây Ban Nha đã thamchiến tại Barbarossa, nhằm giúp Đức xâm lược Liên Xô nhưng cuối cùng đã thất bại.
3. Sư đoàn Blue Division
Blue Division (Sư đoàn Xanh) là sản phẩm liên quân của Đức quốc xã với độc tài Tây Ban Nha Francisco Franco nhằm lật đổ chế độ trong nước lẫn tham chiến giúp quân đội Đức chống Liên Xô.
Hơn 40.000 người Tây Ban Nha, và một số ít từ Bồ Đào Nha đã gia nhập đơn vị này thông qua các điểm tuyển dụng đặt tại Madrid, Valencia và Seville vào năm 1941.
Thành phần gồm chủ yếu các cựu binh từ cuộc nội chiến Tây Ban Nha hay còn gọi là sư đoàn bộ binh Wehrmacht 250, tham chiến chủ yếu tại mặt trận Leningrad.
Theo số liệu còn lưu, chỉ trong một ngày đầu năm 1943, Blue Division đã bị thương gần 70 % quân số sau khi Hồng quân Liên Xô chọc thủng tuyến phòng thủ Krasny Bor. 10 ngày tiếp sau đó được xem là "thứ tư đen tối" của độc tài Francisco Francoranco trước khi sụp đổ hoàn toàn vào cuối năm 1943.
Sau khi chiến tranh kết thúc, phải mất nhiều năm các tình nguyện viên người Tây Ban Nha mới hồi hương được, hàng trăm người bị bắt tại Krasny Bor và bị Hồng quân Liên Xô giam giữ đến tận năm 1954.
Lính đánh thuê Turkmenistan trong đội hình "Binh đoàn phía Đông
4. Đội quân "Giải phóng quân Nga"
Trong Thế chiến thứ II vẫn có nhiều coogn dân Liên Xô công khai hỗ trợ phát xít Đức. Rất đa dạng, từ lực lượng bán quân sự người Ukrainian cho đến các đơn vị chuyên nghiệp như Cossack hay Hilfswilliger.
Trong số này có cả sĩ quan cao cấp của Liên Xô, Andrey Vlasov, người được mệnh danh là "vị tướng phản bội". Andrey Vlasov từng mang hàm trung tướng, chỉ huy cánh quân thứ 2 của Stalin, bị bắt gần Leningrad năm 1942.
Chỉ 10 ngày sau khi bị giam cầm, Andrey Vlasov đã đầu hàng Đức quốc xã và xuất hiện trên đài lên án Stalin.
Sau khi "vận động hành lang" tại Berlin một năm, cựu trung tướng 43 tuổi này đã trở thành người đứng đầu đội quân "Giải phóng nước Nga" (RLA), một quân đoàn độc lập với 130.000 tù binh Liên Xô và những người Nga lưu vong, hay còn gọi là Bạch Nga (White Russian), đây là nhóm người tha phương ngay sau khi những người Bolshevik tiếp quản Nga năm 1917.
Đội quân này được trang bị vũ khí Wehrmacht và quân phục Đức, mang mật danh mới POA, chính thức hoạt động từ đầu năm 1945.
Do thấy trước nguy cơ thất bại của Phát xít Đức và sợ bị liên luỵ, Vlasov đã cử xứ giả tới các nước Đồng Minh phương tây với hy vọng đàm phán các điều khoản thuận lợi.
Một số chỉ huy của POA thậm chí tham gia vào cuộc nổi loạn chống Đức quốc xã ở Pra-ha với niềm tin vớt vát thanh danh.
Mọi nỗ lực đều không thành, cuối cùng, các chóp bu của POA chạy trốn về phía Tây mong được quân Anh hay Mỹ tha thứ. Hầu hết đã bị sa lưới khi vượt tuyến Red Armyen.
Vlasov đã bị bắt và đưa trở về Moscow với một tá sĩ quan cao cấp khác và bị xét xử về tội phản quốc, tất cả đã bị treo cổ ngày 1/8/1946.
13.000 binh lính chống Nga của POA đang được sĩ quan Đức đào tạo
6. Đội quân phát xít Hồi giáo
Hồi giáo Bosnia chiếm phần lớn quân số của Sư đoàn Waffen SS Mountain 13, được thành lập năm 1943 cùng với một số tình nguyên viên người Croatia, có nhiệm vụ mở rộng chiến tranh chống lại Nam Tư.
Sư đoàn này tham gia nhiều mặt trận, đặc biệt là 8 chiến dịch khác nhau tại khu vực Balkan, với mục tiêu chính là tìm và diệt du kích quân của đối phương. Sư Waffen SS Mountain 13 đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công dân thường Serbia và Do Thái địa phương.
Đến năm 1945, Waffen SS Mountain 13 buộc phải rút khỏi khu vực và điều chuyển sang Mặt trận phía Đông. Từ đây, do chiến tranh ngày càng ác liệt, nhiều binh sĩ của sư đoàn này đã đào ngũ, bằng cách mặc thường phục để dễ lẩn trốn vào dân thường.
Sau chiến tranh, 38 chóp bu của Waffen SS Mountain 13 bị chính quyền Nam Tư bắt giữ và đưa ra xét sử tại toà án tội ác chiến tranh, 10 trong số này đã bị xử bắn tại chỗ.