"Sẵn sàng chiến đấu" nhằm vào Venezuela
Hôm 20/8, tờ Sputnik dẫn phát ngôn của chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ (SOUTHCOM) cho biết Hải quân Hoa Kỳ đã sẵn sàng để "làm những gì cần phải làm" nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra lệnh cho họ di chuyển (quân sự) chống lại Venezuela.
"Tôi không nêu chi tiết về những gì đang được lên kế hoạch và những việc đang làm, nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng thực hiện các quyết định chính sách, và sẵn sàng chiến đấu".
Đô đốc Craig Faller nói với các phóng viên tại Rio de Janeiro là một phần trong các hoạt động liên quan tới cuộc tập trận UNITAS ngoài khơi Brazil. Cuộc tập trận hải quân thường niên nói trên có sự tham gia của Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Nhật Bản và 9 quốc gia Mỹ Latinh.
Đô đốc Craig Faller là Tư lệnh của Bộ tư lệnh miền Nam Hoa Kỳ (SOUTHCOM) Ảnh AFP
Theo đánh giá của AFP, Hải quân Hoa Kỳ là lực lượng trên biển hùng mạnh nhất thế giới. Nếu một quyết sách được đưa ra để triển khai, tôi tin rằng chúng ta (Hải quân Mỹ) sẽ có thể làm những gì cần phải làm (nhằm vào Venezuela).
Ông Faller cho biết cuộc tập trận kéo dài hai tuần này sẽ gửi một thông điệp tới (Tổng thống Venezuela Nicolas) Maduro và các đối tác khác không chia sẻ cùng (Mỹ) quan điểm (Nga-Trung Quốc-Cuba).
"Các cuộc tập trận của Hải quân gửi thông điệp tới thế giới về cách mà những nền dân chủ hợp tác với nhau để đối phó với một loạt các mối đe dọa phức tạp".
Cuộc tập trận UNITAS có sự tham gia của 13 nước "đồng minh" với Hoa Kỳ
Cuộc khủng hoảng Cuba lần 2?
Đầu tháng này, ông Trump đã thiết lập một khoản ngân sách cho việc cấm vận hoàn toàn Venezuela, trong bối cảnh Washington tiếp tục các hoạt động nhằm buộc ông Maduro (Tổng thống dân cử của Venezuela) từ bỏ quyền lực.
Vào đầu tuần này, ông Faller cũng cho biết các quan chức SOUTHCOM đã tập trung vào việc chuẩn bị cho các hoạt động sau khi ông Maduro rời nhiệm sở, chỉ trích các nước như Cuba, Nga và Trung Quốc vì tiếp tục hỗ trợ chính phủ Venezuela để đối phó các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các nước nói trên đã cung cấp thực phẩm, thuốc men và hàng hóa thiết yếu kể từ khi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ bắt đầu.
Tuy nhiên áp lực của Mỹ đang buộc một số quốc gia phải "lùi bước", với việc Trung Quốc tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đã buộc nước này phải đình chỉ mua dầu từ Venezuela.
Một biên đội tàu của SOUTHCOM
Một bài báo hôm thứ Hai của tờ Axios dẫn nguồn tin chính phủ Hoa Kỳ tiết lộ rằng ông Trump đã nêu ra ý tưởng với các cố vấn của mình về việc áp đặt một cuộc phong tỏa hải quân trên toàn bộ bờ biển 1.750 dặm của Venezuela.
"Ông ấy nói rằng chúng ta nên đưa tàu ra đó và thực hiện lệnh cấm vận bằng hải quân. Tôi cho rằng ông Trump đang nghĩ về việc làm tương tự cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba...
Nhưng Cuba là một hòn đảo và Venezuela là một quốc gia có đường bờ biển rộng lớn. Với Cuba chúng ta biết những gì cần phải ngăn chặn (Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô).
Nhưng ở đây, chúng ta đang nói về điều gì? Nó (cuộc phong tỏa) sẽ cần một tài nguyên khổng lồ, có thể nhiều hơn cả năng lực mà Hải quân Hoa Kỳ có thể cung cấp".
Tuy nhiên, Lầu năm góc được cho là không đánh giá cao ý tưởng này của ông Trump.
Động thái phong tỏa bằng quân sự này có thể được coi là một hành động gây chiến tranh và là một trong những lý do khiến cố gắng phong tỏa Cuba của Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy vào năm 1962 là rất nguy hiểm.
Hôm thứ ba, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Ryabkov, nói rõ rằng Moscow không tán thành đề xuất phong tỏa nói trên.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ nghiên cứu tình hình liên quan đến việc tăng cường áp lực trừng phạt hợp pháp và bất hợp pháp của Washington bằng cách cố gắng áp đặt một cuộc phong tỏa quân sự", ông Ryabkov nói trong một tuyên bố.
"Chúng tôi cảnh báo Washington về những "bước đi vô định" trong khu vực này".
SOUTHCOM hiện hoạt động như một nhóm chia sẻ và hợp tác quân sự với các quốc gia Nam Mỹ (Nguồn Lầu Năm Góc).