Năm ngoái, Hy Lạp đã trở thành trung tâm trung chuyển dầu của Nga thông qua hình thức gửi hàng từ tàu sang tàu (STS), ngay sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt những biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với loại hàng hóa giao dịch này.
Vào thời kỳ đỉnh cao, lượng dầu mà Hy Lạp chuyên chở cho Nga lên tới gần 1 triệu tấn, cao gấp vài chục lần so với khối lượng trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt.
Nhưng bây giờ thị trường đã thay đổi, và những chủ tàu tại Athens từ chối giao dịch dầu có nguồn gốc Liên bang Nga, trang OilPrice cho biết.
Đội tàu vận tải do Hy Lạp điều hành đang chở ít dầu của Nga hơn, do giá dầu thô Ural đã tăng trên mức trần 60 USD/thùng. Theo giới chuyên gia, rủi ro đã trở nên cao vì hai lý do:
Thứ nhất, một số khách hàng tại Trung Quốc từ chối khối lượng hợp đồng, và thứ hai, vượt quá ngưỡng giá đảm bảo để không xảy ra vấn đề với các tổ chức quốc tế giám sát việc thực hiện biện pháp trừng phạt và cấm vận.
Tàu chở dầu do Hy Lạp sở hữu đang đổ dầu đã nạp tại Nga lên các tàu khác, hoặc nhanh chóng gửi dầu đến Trung Đông (khu vực gần nhất nơi họ đồng ý lấy nguyên liệu thô), sau đó chúng "trôi dạt" trong tình trạng rỗng thay vì quay trở lại để lấy thêm nhiên liệu từ Nga.
Các hãng vận tải Hy Lạp đang dần từ chối chở dầu của Nga.
Việc từ bỏ thương hiệu dầu Ural đã tạo ra tình trạng dư thừa trọng tải. Tính khả dụng của các tàu chở dầu thuộc Suezmax và Aframax đang ở mức cao, điều này dẫn đến giá cước vận chuyển giảm xuống mức thấp nhất từng thấy trước khi xảy ra cuộc xung đột Ukraine.
Theo nguồn tin, các tàu chở dầu của Suezmax bị thiệt hại nhiều nhất: trung bình 40% tàu chở dầu Suezmax do Hy Lạp vận hành đã được gửi trở lại nơi xuất phát.
Hãng tin Argus Media cho biết thêm, các nhà khai thác tàu chở dầu của Hy Lạp - nơi kiểm soát hơn 1/3 số tàu chở dầu thô cho Nga đã cắt giảm khối lượng 482 nghìn thùng trong tháng 7/2023.
Nhìn chung, tải trọng của đội tàu buôn Hy Lạp khi chở các sản phẩm dầu từ Liên bang Nga đã giảm từ 49% trong tháng 5, xuống 35% trong tháng 7 năm nay.
Điều kiện thị trường như trên đã làm cho rủi ro đối với doanh nghiệp vận tải trở nên quá lớn và hậu quả là không thể tránh khỏi.
Một khi tỷ lệ lợi nhuận giảm do tăng giá và vướng phải nhiều rào cản hạn chế, các chủ tàu bắt đầu từ bỏ mong muốn "kiếm tiền bằng mọi giá".
Nhưng cho đến nay, Liên bang Nga đã có hạm đội bóng tối của riêng mình, điều này sẽ giúp Moskva bù đắp cho sự rút lui dần dần của các hãng vận tải Hy Lạp.
Trung Quốc và Ấn Độ giúp đỡ kinh tế Nga bằng cách mua một lượng lớn dầu thô.