Điệp viên huyền thoại ẩn mình trong “Dự án Manhattan”

Nguyễn Đình Thiêm |

Ông được mệnh danh là “điệp viên bom nguyên tử” giỏi nhất trong lịch sử, đồng thời được tờ báo lớn nhất nước Mỹ gọi là điệp viên số 1 của thế kỷ 20. Ông ẩn nấp trong “Dự án Manhattan” của Mỹ nhiều năm, sau khi lấy thành công những tài liệu cơ mật của bom nguyên tử, ông đã đào tẩu, cục điều tra liên bang của Mỹ (FBI) rất xấu hổ vị sự kiện này.

Ông là anh hùng âm thầm, lặng lẽ trong lịch sử Liên bang Xôviết và khi ông mất được Tổng thống Nga Putin trao tặng danh hiệu anh hùng. Ông chính là điệp viên Liên Xô George Kowal huyền thoại.

Vén bức màn của một điệp viên hoàn hảo

Ngày 2-11-2007, Điện Kremlin tuyên bố Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao tặng ông George Kovar danh hiệu cao quý nhất.

Tuyên bố này làm các học giả phương Tây thực sự bị sốc. Kể từ đó, các nhà sử học, nhà khoa học và các quan chức Chính phủ Liên bang đã thi nhau nhau kể về chuyện của Kowal.

Arnold Kramish, một nhà vật lý cấp cao của Mỹ đã nghỉ hưu, từng học đại học với Kowal ở thành phố New York và tham gia dự án bom hạt nhân cho biết: “Ông ấy thân thiện, giàu lòng nhân ái và thông minh, ông ấy không bao giờ làm bài tập ở nhà”. Theo ông Blom, ông Kowal là một người bình thường, ông ấy chơi bóng chày rất giỏi và thường chơi ở vị trí “shortstop”. Ông ấy không nói giọng của Nga, nói thông thạo tiếng Anh, trình độ của ông ấy rất hoàn hảo. Ông Blom nói: “Tôi thường thấy ông ấy nhìn chằm chằm vào khoảng không và suy nghĩ, bây giờ thì tôi biết ông ấy đang nghĩ gì”.

Trong nhiều năm, các đặc vụ liên bang đã xác nhận được thân phận 6 điệp viên làm gián điệp cho Liên Xô, tất cả đều làm vì phấn khích và có cảm tình với Liên Xô và trong số họ không có ai được đào tạo gián điệp bài bản. Nhưng, Kowal khác với họ, ông là một điệp viên được đào tạo bài bản trong cơ quan tình báo của quân đội Liên Xô nên tiếp cận được các nhà máy hạt nhân của Mỹ và không để cho các điệp viên khác của Liên Xô biết.

Các chuyên gia hạt nhân cho rằng, những bí mật về chế tạo bom hạt nhân quan trọng hơn những bí mật về thiết kế bom hạt nhân. Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos chịu trách nhiệm thiết kế bom hạt nhân, các thành phần và nhiên liệu của bom hạt nhân được sản xuất tại các nhà máy hạt nhân bí mật ở Oak Ridge, Tennessee, Dayton, Ohio và các địa điểm khác. Là một trung sĩ quân đội, Kowal không chỉ được ra vào nhà máy mà còn phụ trách công việc trong các nhà máy này.

Điệp viên huyền thoại ẩn mình trong “Dự án Manhattan” - Ảnh 1.

Ông George Kowal.

Du học Mỹ và mai phục để nhập ngũ

Ông Kowal sinh năm 1913 ở Iowa, Mỹ, nơi có cộng đồng Do Thái lớn. Trong cuộc đại suy thoái ở Mỹ năm 1932, Kowal theo cha mẹ đến nhập cư tại vùng Birobidzhan ở Siberia, Liên Xô cũ.

Năm 1934, Kowal học tại trường hóa học Mendeleev ở Moscow. Sau khi tốt nghiệp loại ưu, ông tham gia Cục Tình báo quân đội Liên Xô, được đào tạo rồi được đưa trở lại Mỹ. Năm 1943, ông được gửi đến Đại học Metropolitan ở Manhattan để đào tạo đặc biệt.

Sau khi đến Mỹ, Kowal ban đầu dùng một cái tên giả và thu thập thông tin tình báo về các loại chất độc được Mỹ sử dụng cho vũ khí hóa học. Không lâu sau, cấp trên của ông quyết định tham gia một canh bạc để ông làm việc dưới tên thật của mình. Khi Kowal nhập ngũ, một cơ duyên tình cờ đã đưa ông đến gần với dự án bom nguyên tử còn non trẻ của Mỹ.

Quân đội đánh giá cao Kowal, cho rằng ông rất thông minh và năm 1943 đã gửi ông đến Đại học Metropolitan ở Manhattan để được đào tạo khóa học đặc biệt trong thời chiến. Trường đại học này được biết đến với cái tên “Đại học Harvard cho người nghèo”, có học sinh xuất sắc sau này là điệp viên bom nguyên tử Julius Rosenberg (bị kết án tử hình năm 1953 vì hoạt động gián điệp và cung cấp thông tin về bom nguyên tử cho Liên Xô).

Kowal và hàng chục sinh viên do quân đội cử đến học kỹ thuật điện. Trong thời gian học, Kowal thường tránh tham gia các cuộc tranh luận liên quan đến chủ nghĩa xã hội và Liên Xô. Blom, bạn cùng lớp của ông nhớ lại: “Theo như tôi biết, anh ấy không bao giờ nói về chính trị cũng như bất cứ điều gì liên quan đến Liên Xô, không bao giờ, không một lời nào”.

Điệp viên huyền thoại ẩn mình trong “Dự án Manhattan” - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Puttin trong lễ phong tặng huân chương anh hùng cho ông Kowal.

Tiến thẳng vào “Manhattan”

Vào thời điểm đó, Dự án Manhattan đang phải đối mặt với tình trạng “khan hiếm nhân tài” nên đã yêu cầu quân đội cử những người lính có tay nghề cao đến hỗ trợ. Năm 1944, Kowal, Kramish và những người khác được cử đến Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, đây là cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân bí mật của Mỹ và sản xuất nhiên liệu cho bom nguyên tử là quá trình khó nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng của nó.

Kể từ đó, Kowal đã có được thẻ ra vào căn cứ tuyệt mật này, ông được phụ trách công việc theo dõi công tác an toàn và sức khỏe của nhân viên trong căn cứ nên hằng ngày lái xe đi kiểm tra từng tòa nhà một để đảm bảo rằng công nhân không bị nhiễm phóng xạ. Năm 1945, quyền hạn của Kowal được mở rộng hơn đến một số nhà máy tuyệt mật gần Dayton.

Các nhà máy này chịu trách nhiệm sản xuất chất phóng xạ polonium 210. Tháng 7-1945, Mỹ thử quả bom nguyên tử đầu tiên và một tháng sau thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Giới truyền thông Mỹ không biết Kowal đã liên lạc với cấp trên như thế nào vào thời điểm đó nhưng thực tế là Chính phủ Liên Xô đã nhanh chóng làm chủ công nghệ chế tạo bom hạt nhân.

Năm 1949, Liên Xô thử quả bom nguyên tử đầu tiên và nhanh chóng phá vỡ thế độc quyền hạt nhân mà Mỹ vẫn đang đấu tranh để duy trì địa vị.

Huân chương cao quý sau khi qua đời

Sau khi Thế chiến II kết thúc, cơ quan phản gián của Mỹ phát hiện tờ báo “Nước Nga” đăng bài ca ngợi gia đình Kowal là “những người nhập cư hạnh phúc từ Mỹ” và bắt đầu nghi ngờ thân phận của Kowal. Kowal rất cảnh giác đã nhanh chân trốn khỏi Mỹ trở về Nga. Lúc này, Mỹ mới biết thân phận của Kowal và quyết định phong tỏa tin tức. Robert Norris, tác giả cuốn sách “Bom hạt nhân chạy nước rút ”, cho biết: “Nếu tin tức này bị rò rỉ, nó sẽ làm cho Chính phủ Mỹ lúng túng”.

Sau khi trở lại Liên Xô, Kowal vào Trường Cao đẳng Mendeleev học tiến sĩ rồi ở lại đây giảng dạy trong nhiều năm. Theo báo chí Liên Xô, Kowal là một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt và muốn chơi bóng khi về già.

Sau khi xuất bản cuốn sách “Cục Tình báo quân sự Liên Xô và bom nguyên tử” vào năm 2002, thân phận của Kowal được thế giới bên ngoài biết đến. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả sử dụng tên giả. Cuốn sách cung cấp một số chi tiết lịch sử hiếm hoi nhưng nhấn mạnh rằng Kowal chỉ là một trong những anh hùng Liên Xô thoát khỏi “Mạng lưới phản gián Hoa Kỳ”.

Phía Nga cho biết Kowal qua đời vào ngày 31-1-2006. Nguyên nhân cái chết không được công bố nhưng trong tuyên bố của Điện Kremlin nói ông thọ 93 tuổi.

Sau khi ông Kowal qua đời, Tổng thống Nga Putin đã phong tặng ông danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga, đây là vinh dự cao quý nhất mà một công dân Nga có thể nhận được. Trong tuyên bố của mình, Điện Kremlin ca ngợi Kowal vì “lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng khi thực hiện sứ mệnh đặc biệt”.

Các nhà sử học cho biết, việc Tổng thống Putin phong tặng huân chương cho ông Kowal đã khơi dậy niềm tự hào của người dân Nga. Sau sự kiện này, nhiều phương tiện truyền thông Nga đã đăng tải câu chuyện của Kowal.

Điệp viên huyền thoại ẩn mình trong “Dự án Manhattan” - Ảnh 3.

Mỹ chuẩn bị thử quả bom nguyên tử đầu tiên.

Vỏ bọc hoàn hảo

Arnold Kramish, một nhà vật lý đã nghỉ hưu, từng học với Kowal tại Đại học thành phố New York và cùng nhau tham gia dự án bom hạt nhân cho biết, khi làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Mỹ, “ông ấy có thể chạm vào bất cứ thứ gì”, Kramish nói: “Ông ấy có xe Jeep riêng, vào thời điểm đó rất ít người trong chúng tôi có xe Jeep riêng. Ông ấy rất thông minh và đã được đào tạo từ Cục Tình báo quân sự Liên Xô”. Kramish nói rằng những điều kiện này đã làm cho Kowal có được kết quả độc đáo và ấn tượng trong lĩnh vực gián điệp hạt nhân.

Kramish kể lại rằng, vào đầu những năm 1950, FBI đã thẩm vấn ông cùng tất cả những người biết Kowal và yêu cầu giữ bí mật vấn đề. Ông nói: “Tôi rất bất ngờ, không thể tưởng tượng được Kowal lại là một điệp viên”.

Kramish cho rằng Kowal là “điệp viên nguyên tử” lợi hại nhất trong lịch sử. Liên quan đến việc Tổng thống Putin trao tặng huân chương danh dự cho Kowal, ông Kramish nói “không phải bất cứ công lao nào cũng được Tổng thống Nga trao tặng Huân chương Anh hùng”.

Hồ sơ Dự án Manhattan

“Dự án Manhattan” là tên mã của chương trình vũ khí hạt nhân của quân đội Mỹ từ năm 1942. Dự án này được thực hiện ở Los Alamos, một vùng sa mạc hẻo lánh ở New Mexico kéo dài trong 4 năm.

Để chế tạo ra được bom nguyên tử trước phát xít Đức, tổng cộng có hơn 200.000 người đã tham gia dự án. Oppenheimer, một nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng sau này được gọi là “cha đẻ của bom nguyên tử” làm cố vấn kỹ thuật chung, trong đó có nhiều nhà khoa học đã hoặc sắp đoạt Giải Nobel.

Dự án Manhattan là dự án tốn kém nhất trong Thế chiến II, nó tiêu tốn khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ (tương đương 18 tỷ đô la ngày nay) trong 5 năm để tạo ra 4 quả bom nguyên tử.

Quả đầu tiên được thử nghiệm tại sa mạc New Mexico vào ngày 16-7-1945, có sức nổ mạnh gấp 4 lần sức công phá dự kiến, tương đương với sức công phá của 21.000 tấn thuốc nổ TNT.

Có thông tin cho rằng do Dự án Manhattan được bảo mật rất nghiêm ngặt, ngay cả Phó Tổng thống Truman cũng chỉ biết về kế hoạch này khi ông lên làm tổng thống sau khi ông Roosevelt mất năm 1945.

Năm 2006, Kowal qua đời tại Moscow, từ đó tên tuổi của ông được cả thế giới biết đến. Các nhà sử học cho rằng ông có thể là một trong những điệp viên quan trọng nhất của thế kỷ 20, ông đã lấy được những thông tin tuyệt mật về Dự án Manhattan, dự án chế tạo bom hạt nhân của Mỹ.

“Kowal là sĩ quan tình báo Liên Xô duy nhất thâm nhập thành công các nhà máy bí mật của Dự án Manhattan, công việc của ông đã giúp Liên Xô đẩy nhanh tiến độ phát triển bom hạt nhân”, theo lời Tổng thống Nga Putin.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại