Nga tăng cường phòng thủ sau khi phương Tây "đổi giọng" về Crimea: Quân đội Nga được cho là đang tăng cường phòng thủ ở Crimea giữa bối cảnh một số bài báo đưa tin các quan chức phương Tây đang cởi mở hơn với việc Ukraine giành lại Crimea sau gần một thập kỷ Bán đảo này sáp nhập vào Nga.
Lực lượng xe tăng Nga. Ảnh: Reuters.
Nga sẽ trang bị tên lửa siêu thanh cho tất cả tàu ngầm: Tư lệnh Hải quân Nikolay Yevmenov cho biết, hiện tất cả tàu ngầm của Nga đều có thể trang bị tên lửa Kalibr, bước đi tiếp theo là trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu này.
Tất cả tàu ngầm của Nga, bao gồm cả tàu mang tên lửa chiến lược, đều có thể được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-PL, Tư lệnh Hải quân Nga Nikolay Yevmenov cho biết.
Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga: Ngoài Kinzhal, thông tin cho hay, Ukraine cũng không thể bắn hạ các tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga.
Phát ngôn viên không quân Ukraine, Yury Ignat, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 16/3 rằng quân đội Ukraine không thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo của Nga như Iskander-M, các tên lửa phòng không S-300 và các pháo phản lực Smerch, cũng như các tên lửa siêu thanh Kinzhal và tên lửa chống hạm Kh-22.
Tass: Ukraine triển khai pháo và xe bọc thép giả để đánh lừa quân đội Nga: Quân đội Nga đã ghi nhận việc các lực lượng của Ukraine triển khai các vị trí giả trên mặt trận Svatovo-Kremennaya, Trung tá đã nghỉ hưu của nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng Andrey Marochko nói với Tass ngày 17/3.
"Các đội hình của Ukraine đã triển khai các vị trí giả gần Svatovo và Kremennaya. Để đánh lừa quân đội chúng tôi, các binh lính Ukraine đã tiến hành các hoạt động kỹ thuật để ngụy trang các vị trí của họ và triển khai các vị trí giả", ông Andrey Marochko dẫn ra dữ liệu trinh sát của Nga cho hay.
Lính dù Nga phục kích và vô hiệu hóa một trung đội Ukraine trong rừng: Bộ Quốc phòng hôm 16/3 công bố clip ghi lại cuộc phục kích của lính dù Nga nhằm vào một chốt của quân đội Ukraine ở trong rừng.
Sử dụng một thiết bị bay không người lái (UAV), nhóm trinh sát của lính dù Nga phát hiện một vị trí do một trung đội Ukraine chốt giữ ở trong rừng. Phía Nga đã cử một đơn vị tấn công dù, dưới sự yểm trợ của các xe chiến đấu BMD-4M và xe tăng T-80, đến đánh chiếm chốt đó.
Mỹ phản đối ngừng bắn ở Ukraine, bác bỏ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc: Mỹ phản đối lệnh ngừng bắn ở Ukraine và bác bỏ kế hoạch hòa bình mà Trung Quốc đề xuất trước đó, Điều phối viên về Truyền thông Chiến lược thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho hay.
Trong phát biểu hôm 16/3, ông Kirby cho rằng, đề xuất hòa bình của Trung Quốc nghiêng về phía Nga, phản ánh lập trường của Moscow và điều này khiến Washington lo ngại.
Thụy Sĩ tự hủy vũ khí thay vì chuyển giao cho Ukraine: Bất chấp áp lực quốc tế ngày càng tăng về việc gửi vũ khí cho Ukraine, Thụy Sĩ đã tự hủy các hệ thống phòng không đã ngừng hoạt động thay vì bàn giao chúng cho Kiev.
Ngoài việc từ chối gửi vũ khí, Thụy Sĩ hiện đã cấm các quốc gia khác chuyển giao vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất trong cuộc xung đột.
Phương Tây “báo động đỏ” về hỗ trợ đạn dược khi Ukraine quyết cố thủ ở Bakhmut: New York Times ngày 16/3 đưa tin, Mỹ và các đồng minh đang cạn kiệt đạn dược cung cấp cho Ukraine trong khi Kiev sử dụng quân đội và đạn pháo cần thiết cho cuộc tấn công mùa xuân để chiến đấu ở Bakhmut.
Cho tới nay, Bakhmut gần như bị quân đội Nga bao vây hoàn toàn trong khi quân đội Ukraine cố thủ ở thành phố này đang cạn kiệt đạn dược. New York Times dẫn lời chỉ huy một lữ đoàn của Ukraine cho biết đạn pháo đang trong tình trạng "thiếu hụt nghiêm trọng".
Ukraine: Tiêm kích MiG không thay đổi đáng kể tình hình, chúng tôi cần F-16: Quân đội Ukraine đã lên tiếng sau khi Ba Lan cam kết chuyển giao tiêm kích MiG-29 cho nước này, cho biết mặc dù Kiev vẫn hoan nghênh việc nhận được các chiến đấu cơ trên nhưng chúng chỉ có hiệu quả hạn chế, đồng thời đề nghị nhận được các máy bay hiện đại do Mỹ sản xuất.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã thông báo về việc chuyển giao máy bay chiến đấu ngày 16/3, cho biết Ba Lan sẽ điều 4 tiêm kích MiG-29 "vận hành đầy đủ" vào những ngày tới cho Ukraine.
Liên Hợp Quốc ủng hộ gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen: Ủng hộ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, Liên Hợp Quốc ngày 16/3 kêu gọi kéo dài thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen thêm 120 ngày.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh, thỏa thuận gia hạn xuất khẩu ngũ cốc là một văn bản mở, công khai, quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu và nên được gia hạn thêm 120 ngày./.