"Điểm yếu khó tin" trên tên lửa S-300 khiến Israel tự tin thách thức: Không thể ngờ!

Chỉ Nhàn |

Sở hữu máy bay tàng hình, tên lửa tấn công tầm xa, Không quân Israel xem ra vẫn còn một “lợi thế lớn” trước tên lửa phòng không S-300 của Nga-Syria.

Tại cuộc họp báo ở Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 28/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Nga bắt đầu chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Syria.

"Việc giao hàng (S-300) đã bắt đầu và như Tổng thống Vladimir Putin nói, sau sự cố đó chúng tôi sẽ có các biện pháp để đảm bảo 100% an toàn và an ninh cho quân nhân Nga", Ngoại trưởng Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra sau khi Nga liên tiếp "hứng chịu" phản ứng đi từ quan ngại tới đe dọa của Mỹ - Israel xoay quanh việc chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 cho Syria.

Đáng ngạc nhiên, mặc dù biết rõ về sự nguy hiểm của tên lửa S-300, thế nhưng trong một tuyên bố mới đây, chính quyền Tel-Aviv khẳng định sẽ tiếp tục không kích các mục tiêu ở Syria bất chấp việc họ phải đối mặt với một trong những hệ thống phòng không nguy hiểm nhất thế giới.

Điều gì khiến Tel-Aviv tự tin thách thức S-300? Mặc dù Không quân Israel sở hữu các loại máy bay tàng hình F-35I rất hiện đại cũng như có dàn phi công giàu kinh nghiệm, nhưng theo giới quan sát điều đó là chưa đủ. Vậy phải chăng họ còn "quân bài tẩy" nào khác?

Thành tích chói lóa trong… bắn tập

Nhiều khả năng, Israel tự tin thách thức và sẵn sàng "hạ nhục" S-300 xem ra có thể là vì hệ thống vũ khí này chưa trải qua thực chiến bao giờ.

Thật vậy, lần giở các tài liệu về S-300, đáng ngạc nhiên hóa ra một trong những loại vũ khí phòng không hiện đại nhất thế giới chưa bao giờ lập được chiến công. Hầu hết các thành tích sáng chói của loại vũ khí này đều nằm trên… thao trường.

Theo Arms-Expo, trong giai đoạn 1991-1993, Quân đội Nga đã nhiều lần bắn thử tên lửa S-300 với tỉ lệ đánh chặn thành công lên tới 90%.

Điểm yếu khó tin trên tên lửa S-300 khiến Israel tự tin thách thức: Không thể ngờ! - Ảnh 1.

Bệ phóng tên lửa S-300.

Ngoài Nga, Trung Quốc sau khi nhập khẩu thành công các hệ thống S-300PMU1 và S-300PMU2 cũng tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm và thu được kết quả khả quan.

Theo đó, phòng không Trung Quốc đã sử dụng S-300 đánh chặn thành công mục tiêu UAV ở cự ly 4,6km, bắn hạ mục tiêu giả định máy bay ném bom chiến lược ở tầm xa tới 186km và tên lửa chiến thuật ở cự ly 34km, độ cao 17,7km.

Tự tin nhưng chớ chủ quan trước khao khát "đánh thắng trận đầu"

Việc chưa có kinh nghiệm thực chiến là một "điểm yếu" của bất kỳ hệ thống vũ khí mới nào. Bởi điều này khác hẳn so với các tình huống diễn tập, ở đó các kíp chiến đấu phải đối đầu với chiến thuật "đầy sự bất ngờ" từ đối phương.

Bên cạnh đó, kíp chiến đấu phải chịu áp lực tâm lý nặng nề trong lúc diễn tập, bởi một phát đạn bắn trượt đồng nghĩa với việc "thứ cần bảo vệ" sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất, qua trận chiến thực sự, người ta mới phát hiện được những điểm yếu của hệ thống vũ khí. Từ đó họ rút ra đáng kể kinh nghiệm về cách thức sử dụng cũng như khắc phục hạn chế của vũ khí và tiếp tục cải tiến, hoàn thiện.

Bằng chứng là việc Nga đã đưa các loại vũ khí hiện đại nhất như Su-30SM, Su-34, Mi-28 hay T-90 tới Syria thử nghiệm và rút ra không ít kinh nghiệm.

Điểm yếu khó tin trên tên lửa S-300 khiến Israel tự tin thách thức: Không thể ngờ! - Ảnh 2.

Bên trong cabin hệ thống chỉ huy khí tài 83M6E2 của tổ hợp phòng không S-300.

Với S-300 hay S-400 thì khác, dù được triển khai tới Khmeimim từ lâu nhưng "nếu không có mối đe dọa nhắm vào binh sĩ Nga" thì các hệ thống này không thể phóng đạn. Việc kiểm soát trên hệ thống radar chỉ là một phần của "câu chuyện".

Có lẽ chính vì S-300 "chưa có kinh nghiệm thực chiến" nên Không quân Israel vốn "giàu thành tích đối phó với các loại tên lửa phòng không" mới mạnh miệng tuyên bố sẽ tiếp tục không kích Syria.

Vốn được trang bị các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất bao gồm cả máy bay tàng hình cùng một loạt tên lửa thông minh, Israel có cơ sở để tự tin họ sẽ "hủy hoại S-300 trong bão lửa, sấm sét".

Dù vậy, S-300 "không có bằng khen", nhưng Israel cũng cần phải nhớ rằng chắc chắn các chuyên gia Nga "cố vấn cho Syria sử dụng S-300" đang khao khát "đánh thắng trận đầu".

Với nước Nga, trận thắng đầu tiên có rất nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện sự ưu việt của vũ khí mà còn "lên dây cót tinh thần". Đặc biệt hơn, có được thành tích cũng khiến nhà sản xuất Almaz-Antey sẽ kiếm thêm được các hợp đồng xuất khẩu S-300 trong tương lai.

Trong khi với Quân đội Syria, một chiến thắng trước Không quân Israel bằng S-300 cũng giúp họ "trả mối hận" nhiều lần bị Tel-Aviv "dập tơi tả". Mà đặc biệt là vụ F-16 Israel khiến kíp chiến đấu Syria bắn nhầm tên lửa vào máy bay Nga.

Rõ ràng, nếu như Israel có quyết tâm cao sẽ vẫn có cửa "hạ nhục S-300" thì ngược lại, Nga-Syria cũng tràn đầy cơ hội để đập nát thành tích bất khả chiến bại của Không quân Israel.

Mục kích hệ thống tên lửa phòng không S-300V tác chiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại