Theo Sputnik, quân đội Israel từ lâu đã quảng cáo về khả năng tuyệt vời của hệ thống phòng không tiên tiến Vòm sắt, Arrow 3, Barak 8 rằng vũ khí này được thiết kế để bảo vệ đất nước tránh khỏi các mối đe dọa từ tên lửa nhỏ đến tên lửa hành trình và đạn đạo tầm xa.
Tuy nhiên, cuộc đọ súng đang diễn ra với Hamas ở Gaza đã cho thấy không có hệ thống phòng không nào là hoàn hảo.
Nhà báo quốc phòng Iran Seyed Mohammad Taheri cho rằng những hạn chế về mặt kỹ thuật của lá chắn Vòm Sắt, cùng với việc cải thiện tầm bắn và đặc tính tốc độ của tên lửa Hamas, đang khiến hệ thống phòng không tiên tiến của Israel ngày càng khó chống lại các cuộc tấn công của nhóm chiến binh, nhà báo quốc phòng Iran Seyed Mohammad Taheri nhận định.
"Đã vài ngày trôi qua kể từ khi bắt đầu một đợt đụng độ mới giữa quân đội Israel và các nhóm kháng chiến của người Palestine.
Điều đáng chú ý hơn cả là sức mạnh tên lửa của các nhóm vũ trang Palestine, cũng như việc bắn khối lượng lớn tên lửa này vào lãnh thổ Israel", chuyên gia Taheri nhận định với hãng tin Tasnim.
Nhà quan sát này tin rằng quân đội Israel lần đầu tiên biết đến sức mạnh tên lửa ngày càng tăng của đối thủ là Chiến tranh Liban năm 2006, khi các chiến binh Hezbollah bắn hàng nghìn quả rocket vào Israel, bắn phá các thành phố, thị trấn và làng mạc để trả đũa một chiến dịch tương tự của Không quân Israel nhằm vào miền bắc nước này.
Vòm sắt được đưa vào hoạt động năm 2011, trở thành trọng tâm của hệ thống phòng thủ tên lửa và hàng không nhiều lớp của Israel.
Vòm sắt có lẽ được giao nhiệm vụ quan trọng nhất trong số các hệ thống phòng không của Israel nên khi nổ ra các cuộc chiến với các thực thể như Hamas và Hezbollah, Vòm Sắt có nhiệm vụ đối phó với các tên lửa tầm thấp, tốc độ chậm và kém tinh vi hơn.
Các hệ thống tiên tiến hơn như Arrow 3 được giao trọng trách chống lại các mối đe dọa bao gồm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Tuy nhiên, chuyên gia Taheri cho rằng trong khi Vòm sắt trải qua rất nhiều cuộc "thử nghiệm" thực tế thì "các hệ thống phòng không khác của quân đội (Israel) hầu như chưa tham gia vào một cuộc xung đột khốc liệt và do đó khả năng thực tế của chúng vẫn còn là điều chưa được biết đến nhiều ".
Mỗi hệ thống Vòm Sắt được trang bị radar, mô-đun chỉ huy và điều khiển cùng 3 bệ phóng với 20 tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ phóng. Israel có tổng cộng 12 hệ thống Vòm Sắt trong kho vũ khí của mình.
Theo chuyên gia Taheri, Vòm sắt có một số điểm yếu.
“Thứ nhất, số lượng hệ thống vũ khí này hiện có không đủ để bao phủ “ toàn bộ Israel” và do đó, trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, hệ thống sẽ không thể đáp trả tất cả các cuộc tấn công bằng tên lửa khiến hệ thống phòng không tầm thấp của Israel sẽ cực kỳ dễ bị tổn thương ”, chuyên gia nhận định.
Thứ hai, ông Taheri lưu ý, hệ thống này không thể đánh chặn tên lửa hoặc tên lửa được bắn từ khoảng cách dưới 4 km, có nghĩa là việc bố trí các bệ phóng của đối phương ở khoảng cách gần hơn khoảng cách này sẽ gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống". Ngoài ra, Vòm sắt không thể theo dõi các mục tiêu bay ở tốc độ cao và thời gian bay dưới 28 giây.
Hơn nữa, đầu đạn của tên lửa sử dụng trong hệ thống Vòm Sắt được trang bị ngòi nổ gần, với khoảng cách tiêu diệt mục tiêu tối ưu là 1 mét, nếu không đảm bảo yếu tố này, khả năng các mảnh vỡ của Vòm sắt xuyên thủng mục tiêu và phá hủy nó sẽ giảm đi.
Chuyên gia này cũng tin rằng Vòm sắt không có khả năng đối phó với khối lượng lớn hỏa lực.
Ngoài ra, chi phí của tên lửa đánh chặn Vòm sắt cao hơn so với chi phí của tên lửa mà các nhóm như Hamas và Hezbollah sử dụng khiến việc bắn hạ trở nên tốn kém dù cho Israel có được Mỹ viện trợ đi chăng nữa.
Ông Taheri viết: “Theo thông tin công khai, mỗi quả tên lửa Vòm sắt có giá từ 40.000 đến 100.000 USD, trong khi giá của mỗi quả tên lửa do các nhóm người Palestine bắn ra là từ 1.000 USD đến 5.000 USD".
Cuối cùng, nhà quan sát cho rằng tốc độ, độ chính xác, tầm bắn và hiệu lực của tên lửa hiện được các chiến binh sử dụng là một vấn đề khác đối với các hệ thống phòng không của Israel.
Tên lửa được phóng từ thành phố Gaza, do phong trào Hamas của người Palestine kiểm soát, để đáp trả cuộc không kích của Israel nhằm vào một tòa nhà 12 tầng trong thành phố, hướng tới thành phố ven biển Tel Aviv
“Sức mạnh gia tăng của các tên lửa kháng chiến đã khiến phạm vi cuộc chiến, từng giới hạn ở biên giới của Dải Gaza nay đã mở rộng hơn".
Cuối cùng, chuyên gia Taheri cho rằng tốc độ, độ chính xác, tầm bắn và hiệu quả được cải thiện đáng kể của tên lửa mà các nhóm vũ trang người Palestine sử dụng là một thách thức khác đối với các hệ thống phòng không của Israel.
"Sức mạnh gia tăng của các tên lửa được các nhóm vũ trang sử dụng khiến cho phạm vi cuộc chiến, từng chỉ giới hạn ở biên giới của Dải Gaza, đã mở rộng đến tận sâu vùng lãnh thổ của Israel", Taheri cho biết.
Chuyên gia Taheri cũng nhấn mạnh rằng việc Hamas từng bước cải tiến tên lửa, đồng thời nghiên cứu kỹ lưỡng các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống phòng không Israel nói chung và đặc biệt là Vòm sắt, đã cho phép Hamas đạt được sức mạnh chưa từng thấy.
Chưa kể trong khi tập đoàn công nghệ quốc phòng khổng lồ của Israel, Rafael tuyên bố Vòm sắt của họ có tỷ lệ đánh chặn là 90% và nói rằng hơn 2.500 tên lửa Hamas và Hezbollah đã bị đánh chặn thành công từ năm 2011 đến tháng 1 năm 2021. Tuy nhiên, điều này và độ đánh chặn chính xác của Vòm sắt vẫn còn là điều gây tranh cãi.