Thiết bị nghe - nhìn độc đáo này của quân Đức được thiết kế để khuếch đại tiếng vang và ánh sáng phát ra từ vũ khí của đối phương nhằm giúp các binh lính xác định vị trí của vũ khí ấy.
Mặc dù trông nặng nề và cồng kềnh nhưng bộ áo giáp này có thể giúp chắn đạn khá hiệu quả.
Những chiếc áo phao độc đáo của các thủy thủ Mỹ.
Quân lính Đức đạp xe để tạo ra điện nhằm phục vụ cho việc liên lạc và thắp sáng.
Thiết bị loa triệu tập ở một trại huấn luyện của Hải quân Mỹ ở Seatle.
Một “đài quan sát” tự chế được quây bằng vải bạt và lưới ở Souchez, Pháp vào tháng 5/1918.
Các kĩ sư Australia từ công ty 4th Field Company diễn tập với một chiếc xe tăng giả được làm từ gỗ và vải bạt trước khi cuộc tấn công trên phòng tuyến Hindenberg diễn ra năm 1918.
Một con chim bồ câu điệp viên của Đức đeo chiếc máy ảnh được gắn với bộ áo giáp trước ngực.
Ngụy trang bằng lá cây cũng là một biện pháp hữu hiệu trong quá khứ của nhiều đội quân để tránh bị đối phương phát hiện.
Một bộ đồ ngụy trang của Mỹ được thiết kế năm 1917.
Những con ngựa được hóa trang thành ngựa vằn trong chiến tranh nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó.
Những hình cắt binh lính ở trường Ngụy trang Quân đội Anh tại Kensington được thiết kế để đánh lạc hướng đối phương.
Những chiếc đầu binh lính bằng giấy lần đầu tiên được quân đội Pháp sử dụng để ngụy trang và đánh lạc hướng kẻ thù vào mùa đông năm 1915.
Những con chim bồ câu của Anh được thả xuống các khu vực bị chiếm đóng, yêu cầu những người dân địa phương viết ra vị trí của quân đội ở đó rồi gắn vào con chim và thả nó ra. Quân Đức đã sớm phát hiện ra điều này nên đã thay thế những con chim bồ câu này bằng chim bồ câu của họ và sau đó chúng sẽ bay trở lại Đức