Để tránh thua cuộc, phải chăng chính Nga nên "tấn công phủ đầu" NATO?

Trương Mạnh Kiên |

Nếu như nguy cơ chiến tranh cận kề, Nga nên đợi NATO tấn công trước với sức mạnh vượt trội hay tự mình tấn công phủ đầu liên minh?

Cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ khi Liên Xô sụp đổ - "Defender Europe 2021" sẽ bắt đầu trong thời gian tới ở nga y sát biên giới phía Tây của Nga.

Tờ Reporter nhận định, phương Tây không hề giấu giếm mục đích thực hành các kế hoạch tấn công phủ đầu, phá vỡ mạng lưới phòng thủ mà Moscow tạo ra.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ở một kịch bản khác, chính Điện Kremlin mới ra quyết định tiến hành một cuộc tấn công trước? Câu hỏi này mang đến sự tranh cãi lớn. Đặc biệt khi sức mạnh của Nga thua kém rất nhiều so với một khối châu Âu thống nhất, được Mỹ hỗ trợ về vũ khí.

Phác họa chiến tranh

Theo ước tính, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, khối NATO có thể bắn từ 1.000 đến 1.500 tên lửa hành trình chỉ trong vòng một ngày. Các chiến dịch sẽ có từ 1.500 đến 2.000 máy bay chiến đấu, kết hợp với 400 đến 500 máy bay triển khai trên tàu sân bay, cũng như các máy bay không người lái tấn công.

Đồng thời, hơn 50 tàu mặt nước của liên minh Bắc Đại Tây Dương và từ 20 đến 25 tàu ngầm hạt nhân đa năng sẽ quy tụ để thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Có thể nói, đây là một lực lượng khủng khiếp mà không một hệ thống phòng thủ nào có thể chống lại hoặc cầm cự một cách hiệu quả.

Mục tiêu các cuộc tấn công của NATO sẽ là vô hiệu hóa các cơ sở hạ tầng quân sự của Nga, đầu não bộ Quốc phòng quản lý các lực lượng hạt nhân, thông tin liên lạc, trinh sát, tác chiến hàng không, phòng thủ không gian, các đội hình quân sự sẵn sàng chiến đấu, cũng như các cơ quan chính phủ.

Để tránh thua cuộc, phải chăng chính Nga nên tấn công phủ đầu NATO? - Ảnh 2.

Tiềm lực Nga và NATO là không thể so sánh.

Để khiến Nga nếm mùi thất bại, NATO sẽ đánh chớp nhoáng, khiến đối thủ tối tăm mặt mũi và tước đoạt vũ khí bằng một cuộc tấn công kết hợp, sau đó hạ gục bằng đòn kết liễu. Cuối cùng các sư đoàn xe tăng và cơ giới của liên minh sẽ xuất kích, bộ binh sẽ chiếm các cơ sở quân sự và lãnh thổ trọng yếu.

Washington và Brussels rõ ràng không tính đến kịch bản một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện và không tin rằng cuộc xung đột sẽ kéo dài quá lâu, vì khả năng huy động và tiềm lực quân sự-công nghiệp của Nga và NATO là không thể so sánh.

Để thực hiện kịch bản giả định như vậy, NATO sẽ cần một nhóm quân sự lớn tập trung gần biên giới của Nga - được biện minh bằng một lý do chính đáng - chẳng hạn như tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn để sau đó tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ "mà không cần báo trước".

Có thể NATO sẽ không thành công trong một "cuộc tấn công chớp nhoáng" như vậy, nhưng cái giá phải trả của Nga cũng sẽ quá lớn, đặc biệt khi các loại vũ khí công nghệ ngày nay đã tiên tiến hơn nhiều so với trước và tiềm lực công nghiệp của Nga thực sự thua kém so với phương Tây.

Nga có nên đánh trước hay không?

Để tránh thua cuộc, phải chăng chính Nga nên tấn công phủ đầu NATO? - Ảnh 4.

Nga đánh phủ đầu sẽ là bước đi sai lầm.


Giả sử tình hình địa chính trị ở biên giới phía Tây đang bước vào nguy cơ chiến tranh một cách rõ rệt, khối NATO đã tập hợp một nhóm quân sự lớn ở Đông Âu và đang kéo hải quân Mỹ đến bờ biển Nga, người Nga nên đợi liên minh tấn công trước với sức mạnh vượt trội hay tự mình tấn công phủ đầu?

Làm thế nào Nga có thể tự tin đánh với NATO mà không cần đế vũ khí hạt nhân?

Theo tờ Reporter, Nga có thể cân nhắc sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M, tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa siêu vượt âm Daggers và Zircon, cũng như lực lượng không quân.

Nhưng vấn đề nằm trong kho vũ khí của Nga. Nước này không có đủ số lượng tên lửa đủ khả năng khiến NATO chùn bước.

Một vài vũ khí nói trên vẫn trong quá trình sản xuất và thử nghiệm. Điều này có nghĩa là, nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga có thể gây áp lực lên NATO, nhưng không thể đánh gục được liên minh.

Cùng với đó, tiến hành một bước đi như vậy cũng mang đến những hậu quả khôn lường. Bởi nếu Nga quyết định tấn công trước, Nga sẽ trở thành “kẻ xâm lược”.

Nếu tấn công khối NATO vào năm 2021, Nga sẽ không đánh bại được liên minh phương Tây, nhưng lại càng bị mang danh là "kẻ xấu", và sau đó phương Tây sẽ mở rộng hơn nữa một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại đối thủ.

Kết luận lại, một cuộc tấn công phủ đầu có vẻ như không phải phương pháp khả thi đối với Nga. Lý do của Nga có thể chính đáng, khi chỉ là tự vệ và đánh đuổi kẻ thù, nhưng cái giá phải trả lại rất khó lường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại