Đang ăn mặn xong lại "vật vã" vì cơn thèm ngọt, sao ăn đan xen lại cảm thấy hợp đến thế?

J.D |

Các chuyên gia đã đưa ra lời giải vì sao ta cứ thèm ăn mặn, ngọt đan xen. Hóa ra là vì...

Hẳn không ít người trong chúng ta đang ăn đồ mặn (nướng, lẩu chẳng hạn) xong bạn lại lên cơn thèm đồ ngọt. Thêm chút bánh ngọt, chè kem xong bạn lại thấy giờ lại có sức ăn tiếp đồ mặn nữa rồi. 

Vì sao thế nhỉ? Cái chứng ăn đồ mặn, ngọt đan xen nhau tưởng ngớ ngẩn nhưng lại hợp nhau đến thế!

Đang ăn mặn xong lại vật vã vì cơn thèm ngọt, sao ăn đan xen lại cảm thấy hợp đến thế? - Ảnh 1.

Thèm ăn mặn rồi lại ăn ngọt - bạn có như thế không?

Trước hết, ta hãy tìm hiểu một chút về mùi vị. Chúng ta có 5 vị chính - ngọt, mặn, chua, đắng và umami.

Umami - vị ngọt thịt, là một hương vị tương đối mới, được người Nhật phát hiện, trong tiếng Nhật, umami nghĩa là "có vị ngon". Mỗi nụ vị giác trên lưỡi có thể cảm nhận được tất cả những vị này. Theo thời gian, các nụ vị giác cũng tiến hóa vì lí do này.

Ví dụ, con người cảm nhận được vị ngọt để bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng carbohydrate, cảm nhận được vị chua hoặc đắng để bảo vệ cơ thể khỏi những thứ có thể gây hại. Hay ta ăn muối để cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng cần thiết.

Đang ăn mặn xong lại vật vã vì cơn thèm ngọt, sao ăn đan xen lại cảm thấy hợp đến thế? - Ảnh 2.

Muối không chỉ là nguyên tố dinh dưỡng mà còn giúp gia tăng hương vị.

Vì vậy, nếu bạn trộn đường và muối, muối sẽ giúp nâng mùi vị của đường lên.

Các đầu bếp gọi đó là "chồng vị" và một hỗn hợp hoàn hảo - không quá ngọt và không quá mặn - sẽ cho não bộ một phản ứng sinh học tích cực.

Một lý do khác có liên quan đến trải nghiệm về não gọi là cảm giác no. Con người vốn là động vật ăn tạp, nên đa số chúng ta đều có tâm hồn ăn uống với ước mơ nho nhỏ là được thưởng thức hương vị của tất cả món ngon trên đời này.

Nhưng nếu cứ mãi ăn đi ăn lại một vị, cuối cùng ta sẽ phát chán. Nếu liên tục nhồi nhét chỉ  đồ ngọt thôi, đến một lúc nào đó ta sẽ mất đi cảm nhận về vị ngọt. Với vị mặn cũng tương tự như vậy. 

Tuy nhiên, bằng cách "chồng vị", vị mặn và ngọt sẽ hòa quyện với nhau, ta không thể cảm nhận hai vị đó riêng biệt. Bằng cách tránh cảm nhận cụ thể hai vị riêng biệt, sự kết hợp này sẽ khiến bạn cứ muốn ăn mãi thôi.

Đang ăn mặn xong lại vật vã vì cơn thèm ngọt, sao ăn đan xen lại cảm thấy hợp đến thế? - Ảnh 3.

Và lí do cuối cùng là do tính dinh dưỡng của chúng: đường cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, còn muối cung cấp khoáng chất thiết yếu.

Thế nên ăn mặn rồi thêm chút ngọt, rồi lấy sức để ăn mặn sẽ giúp tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo, ăn mãi không chán.

Nguồn: HowStuffWorks

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại