Đây là điều các bậc cha mẹ rất nên làm khi phát hiện ra con mình bắt đầu nói dối

HÒA NGUYỄN |

Cha mẹ hãy làm theo những lời khuyên sau nếu con nói dối, dù là những lời nói dối vô hại hay những câu chuyện được bịa 'công phu'.

Bỗng một ngày, ba mẹ phát hiện ra nhóc tì ngây thơ, hồn nhiên nhà mình đã bắt đầu biết nói dối. Đây hẳn là một cú sốc không nhỏ trên hành trình làm cha mẹ còn nhiều chông gai. 

Khoảnh khắc ba mẹ nhận ra nhóc con nhà mình biết nói dối không phải là một trải nghiệm vui vẻ gì.

Ban đầu, chị Jessica Lee, mẹ của bé trai 3 tuổi tên Joshua chỉ cười cho qua chuyện khi bé kể với giáo viên mẫu giáo là mẹ cậu là bác sĩ. 

"Chúng tôi còn nghĩ chuyện này thật buồn cười nữa, nhưng sau đó tôi lại thấy không thoải mái. Tại sao con lại kể với cô giáo chuyện không đúng sự thật như vậy? 

Có phải con không phân biệt được tưởng tượng và thực tế? Hay là trong thâm tâm con muốn tôi là bác sĩ?"

Đây là điều các bậc cha mẹ rất nên làm khi phát hiện ra con mình bắt đầu nói dối - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chị Chia Soo Ying có một bé trai 6 tuổi tên Marc và cô con gái 9 tuổi tên Stephanie, Soo Ying rất lo lắng về biểu hiện nói dối của con chị. 

"Các con nói dối khi chưa làm xong bài tập, hoặc nói rằng bố đã cho phép mua một món đồ nào đó trong khi thực tế bố chưa hề nói vậy. Tôi rất buồn bởi vì tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tính trung thực trong gia đình".

Theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên Karin Goh, ở độ tuổi nào thì trẻ cũng có thể nói dối vì vô số các lí do. 

Trẻ nói dối để cha mẹ không buồn, thất vọng, để biến các suy nghĩ tưởng tượng thành sự thật, để trốn tránh trách nhiệm, để bảo vệ quyền riêng tư hoặc để gây sự chú ý. 

Và ba mẹ cảm thấy như bị phản bội, bối rối, thất vọng khi trẻ nói dối.

Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo

Đây là điều các bậc cha mẹ rất nên làm khi phát hiện ra con mình bắt đầu nói dối - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Trẻ nhỏ bắt đầu nói dối từ khoảng 3 tuổi - các con bắt đầu nhận ra mình có thể nói những điều không đúng sự thật mà ba mẹ không phát hiện ra. 

Trong trường hợp của bé Joshua, chị Lee lo nếu phạt con vì nói dối mẹ là bác sĩ sẽ triệt tiêu sự sáng tạo của con. 

"Tôi muốn khuyến khích trí tưởng tượng sáng tạo của con, nhưng tôi cũng muốn con nhận thức được thế nào là đúng và thế nào là sai".

Trên thực tế, nói dối cũng chưa hẳn là chuyện quá tệ hại. 

Nghiên cứu tại Viện nghiên cứu nhi khoa thuộc đại học Toronto, Canada kết luận rằng việc một đứa trẻ có thể nói dối quyết định đến thành công sau này của trẻ, bởi vì khả năng nhanh trí và sử dụng thông tin làm lợi cho mình thể hiện bộ não hoạt động hiệu quả.

Nên làm gì khi trẻ nhỏ nói dối

1. Phản ứng phù hợp

Khi bạn nghĩ trẻ có thể đang nói ra những điều mà con tưởng tượng hoặc nói quá lên, hãy sử dụng những từ ngữ như "Câu chuyện hay quá con nhỉ!".

2. Đọc cho con những câu chuyện về tính trung thực, thật thà

Trẻ nhỏ có thể chưa hiểu được nói dối sẽ có những hậu quả như thế nào. Hãy đọc những câu chuyện mà nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính trung thực, ví dụ như bộ quần áo mới của nhà vua, cậu bé và đàn sói, cậu bé mũi dài Pinocchio.

3. Đừng áp đặt

Không nên gọi con là đồ nói dối bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con và phản tác dụng khi khiến con nói dối nhiều hơn.

4. Khen ngợi

Con bạn có thể bịa chuyện vì muốn được ba mẹ chú ý. 

Để tăng lòng tự trọng và niềm tin vào giá trị bản thân, hãy nhìn thẳng vào mắt con khi giao tiếp cho con thấy bạn thật sự đang chú ý đến con. Khen ngợi con khiến con cảm thấy mình được trân trọng, điều mà con hoàn toàn xứng đáng được hưởng.

Với trẻ lớn

Đây là điều các bậc cha mẹ rất nên làm khi phát hiện ra con mình bắt đầu nói dối - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Trẻ lớn có thể nói dối mà không bị phát hiện vì trẻ có vốn từ rộng hơn và cũng hiểu rõ cách giao tiếp với mọi người hơn. 

Và cũng có nhiều lí do để nói dối hơn, ví dụ, trẻ không muốn ba mẹ tức giận vì con bị điểm xấu, hoặc không muốn làm việc nhà, không muốn làm bài tập về nhà. 

Trẻ lớn cũng có thể hiểu sự khác biệt giữa điều gì là đúng và điều gì không, cũng như biết rằng nói dối sẽ có hậu quả.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc kĩ là trẻ lớn cũng không thích chia sẻ về cuộc sống một cách hồn nhiên và vô tư như trước đây. 

Đây là điều bình thường và là dấu hiệu trẻ đang trưởng thành. Mối quan hệ của bạn và con sẽ tốt hơn nếu bạn công nhận rằng con đang lớn và chấp nhận nhu cầu riêng tư của con.

Nên làm gì khi trẻ lớn nói dối

1. Làm gương tốt

Cách hay nhất để dạy con tầm quan trọng của tính trung thực đó là bạn làm tấm gương thực hiện điều này. Vậy nên ví dụ nếu bạn nói bạn sẽ ăn sáng lành mạnh chứ không ăn đồ dầu mỡ thì nên làm những gì mà bạn đã nói.

2. Không phản ứng thái quá khi trẻ làm sai

Một trong những lí do khiến trẻ nói dối là để tránh bị phạt. Vậy nên nếu con cho rằng bạn sẽ phạt hay mắng mỏ nặng nề khi con bị điểm kém hay không làm xong bài tập thì đương nhiên là con sẽ cố giấu bạn rồi.

3. Đặt ra quy định và hình phạt

Hãy nói cho con biết con nói dối làm bạn cảm thấy như thế nào (tổn thương? thất vọng?) và đặt ra quy định nếu con nói dối thì sẽ có hậu quả - ví dụ bạn sẽ tước đi một quyền lợi của con như được chơi điện thoại chẳng hạn. 

Hãy đảm bảo là bạn thực hiện hình phạt đó để con biết bạn không nói suông.

4. Tin tưởng con

Hãy cho con biết rằng bạn rất muốn tin tưởng con. Tuy nhiên, nếu con không nói thật thì bạn sẽ không thể tin tưởng con nữa và đây là đặc quyền một khi đã mất đi thì rất khó lấy lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại