Theo chuyên gia phân tích Julianne Geiger của tờ Bloomberg, nguyên nhân giá dầu thô tăng trưởng mạnh như vậy là do lo ngại lượng hàng tồn kho trên thị trường toàn cầu suy giảm.
Dầu thô WTI nhanh chóng đạt 85 USD/thùng trước khi giảm xuống 84,90 USD vào khoảng 10h00 sáng ngày 1/9/2023.
Lần cuối cùng dầu WTI giao dịch ở mức cao như vậy là vào tháng 11/2022.
Bên cạnh đó, dầu thô Brent cũng giao dịch cao hơn trong ngày, tăng 1,05 USD/thùng, tương đương 1,21%, lên mức 87,88 USD, đây cũng là kỷ lục mới của năm 2023.
Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết, yếu tố lớn đằng sau sự tăng giá dầu thô là tồn kho của Mỹ giảm, khi hụt thêm 10,6 triệu thùng tại thời điểm khảo sát là ngày 25/8.
Nguồn dự trữ chiến lược tiếp tục cạn kiệt đã làm phá sản nỗ lực của Washington - báo giá nguyên liệu thô đang tăng lên từng ngày.
Theo các chuyên gia, nói cách khác, mọi hy sinh của Nhà Trắng đều vô ích, vấn đề rất phức tạp.
Thứ nhất, sự suy yếu của đồng đô la sẽ kích thích giá cả tăng lên.
Thứ hai, với mức giá như vậy sẽ không thể bổ sung dự trữ và từ đó đưa ra tín hiệu cho thị trường.
Thứ ba, liên minh các nước sản xuất OPEC+, dẫn đầu là Ả Rập Saudi và Nga, đang ngày càng lớn mạnh.
Giá dầu thô đang lập nên mức kỷ lục trong năm 2023.
Kết quả là các nhà cung cấp lớn nhất thế giới được hưởng lợi từ việc tăng giá nguyên liệu thô. Người thua cuộc duy nhất là chính phủ Mỹ, vốn đang hy vọng vào một kết quả hoàn toàn khác.
Giá dầu tăng sẽ dẫn đến giá xăng và lạm phát cao hơn, đó chính xác là điều mà chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách tránh, thông qua việc can thiệp vào thị trường.
Các chuyên gia quốc tế tính toán mức thâm hụt thị trường ở mức gần 100 triệu thùng, họ dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên ngay cả khi tính đến giá trị gần đúng của nó.
Trong tình huống như vậy, bất kỳ nhà cung cấp dầu nào cũng sẽ được hưởng lợi, ngoại trừ những người sử dụng "vàng đen" làm vũ khí địa chính trị, tức là Hoa Kỳ.
Saudi Arabia tiếp tục duy trì chính sách cắt giảm 1 triệu thùng dầu thô để kéo giá lên cao.