Dấu hiện nhận biết thịt lợn bệnh

Kim Anh (tổng hợp) |

Vì thịt lợn có tần suất xuất hiện rất lớn trong mâm cơm nên người làm nôi trợ cần nắm rõ các dấu hiện nhận biết thịt lợn bệnh để đảm bảo an toàn cho cả nhà.

Thịt lợn là một trong những thực phẩm chính trong bữa ăn gia đình của người Việt. Loại thịt này có thể chế biến được nhiều món và có thể ăn khá thường xuyên.

Thịt lợn giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất mà cơ thể cần:

Protein chất lượng cao, có gần như đầy đủ các axit amin thiết yếu cho hoạt động sống Các vitamin và khoáng chất cần thiết như photpho, kali, nicaxin, vitamin B6, vitamin B12, kẽm... Glycine và collagen: Trong da lợn có lượng glycine đáng kể giúp cơ thể tổng hợp nhiều collagen hơn. Collagen là chất rất quan trọng giúp tóc, da và khớp xương khỏe mạnh. Selenium - chất quan trọng giúp tuyến giáp của con người hoạt động hiệu quả

Tuy nhiên, thịt lợn bệnh lại rất độc hại, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vì vậy, bạn cần nắm các dấu hiệu nhận biết thịt lợn bệnh để tránh mua nhầm.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bệnh

Sự cẩn trọng xem xét miếng thịt khi mua sẽ giúp bạn không mua phải thịt từ con lợn bị nhiễm sán hay mắc bệnh tả, bệnh tai xanh...

Dấu hiện nhận biết thịt lợn bệnh - Ảnh 1.

Dấu hiện nhận biết thịt lợn bệnh: Những đốm trắng trong hình là biểu hiện của lợn gạo (nhiễm sán).

Lợn nhiễm sán: Cách phát hiện thịt lợn có sán đơn giản nhất là cắt dọc thớ và quan sát bề mặt thịt, nếu thấy những đốm trắng to bằng đầu kim hoặc thớ thịt có hình sợi, hình bầu dục to thì đó là dấu hiệu con lợn bị nhiễm sán. Những đốm này thường xuất hiện ở những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ…

Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng.

Lợn nhiễm bệnh tả lợn châu Phi: Trên da và tai lợn có những đốm xuất huyết lấm tấm. Tai lợn có màu tím xanh. Toàn bộ nội tạng bị xuất huyết. Ngoài ra, dấu hiện nhận biết thịt lợn bệnh tả lợn châu Phi là miếng thịt có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt.

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bẩn

Khi rửa, nếu thịt lợn chuyển từ màu hồng sang màu tái nhợt nhạt, có mùi tanh, chứng tỏ miếng thịt ôi hoặc thịt bệnh đã được tẩm hoá chất che mắt.

Sờ vào miếng thịt, nếu thấy cứng, không có sự đàn hồi khi ấn vào, không mềm mại... thì rất có thể thịt đã bị ướp urê hoặc chứa hàn the.

Miếng thịt có màu ngả xám, nâu, phần bì và mở chảy dịch màu xanh nhạt là thịt ôi. Còn nếu thịt có màu nâu tối hoặc dính máu, phần thịt mỡ có màu hồng đào, bề mặt cắt của miếng thịt xuất hiện dịch màu đỏ sậm thì đó là lợn bệnh. Tiêu chí quan trong nhất để biết miếng thịt đó có tươi ngon hay không là độ nhẵn bóng trên bề mặt; miếng thịt ngon phải có màu sắc hồng phấn nhạt, mềm, nhẵn.

Miếng thịt có lớp mỡ quá mỏng, liên kết giữa các thớ thịt lỏng lèo có thể là thịt lợn tăng trọng.

Nếu miếng thịt nhìn không tươi mà sờ vào thấy dính tay có nghĩa là chúng đang bị biến chất. Do lúc này trong thịt có lượng lớn vi sinh vật, các chất chuyển hoa do chúng sản sinh ra sẽ khiến cho lớp biểu bì trở nên dấp dính, ướt át.

Miếng thịt lợn đang trong quá trình chuyển hoá vi sinh vật hay phân huỷ sẽ xuất hiện mùi hôi thối, không còn mang hương thơm đặc trưng của thịt sống. Khi miếng thịt xuất hiện mùi lạ thì chắc chắn nó đã hỏng, có thể là thịt lợn chết.

Khi miếng thịt để trong thời gian dài, protein và mỡ dần bị phân giải, kết cấu thớ thịt bị phá vỡ nên mất tính đàn hồi. Nếu bị bơm nước, tính đàn hồi của miếng thịt cũng sẽ rất thấp.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bệnh và thịt lợn bẩn mà người tiêu dùng cần lưu ý khi chọn mua.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại