Hàng xóm nhà tôi là một chàng ngốc, năm nay gần 30 tuổi và vẫn độc thân. Cũng vì anh ta ngốc nên sau khi bố mẹ qua đời, chẳng còn ai lo cho anh ta nữa.
Chàng ngốc sống một mình trong ngôi nhà dột nát - tài sản duy nhất mà song thân để lại cho con trai. Mặc dù mọi người đều nói anh ta ngốc song trên thực tế, anh ta cũng biết cách tự chăm sóc bản thân, chỉ là người trong thôn đã quen gọi như vậy nên cũng không thay đổi cách gọi cố hữu.
Một hôm, trời nhá nhem tối, chàng ngốc từ đâu về cõng theo một ông cụ tuổi áng chừng đã cao. Hàng xóm xung quanh ai nấy đều tỏ ra hiếu kỳ, quây đến hóng chuyện.
Chàng ta đặt ông cụ xuống giường, lấy nước cho ông uống. "Này ngốc, ông cụ này là ai vậy?" – hàng xóm nhao nhao hỏi.
"Không biết, tôi nhìn thấy ông cụ ngất trên đường, thấy đáng thương quá nên cõng về nhà", chàng ngốc trả lời. Mọi người lắc đầu, cho rằng anh ta thật rảnh đi lo chuyện không đâu.
"Bà con cô bác nhà ai còn cơm cho tôi xin một chút được không, nhà tôi không còn gì để ăn nữa rồi", chàng ngốc lên tiếng hỏi.
"Nhà tôi còn đấy, để tôi mang cho cậu. Cậu ngốc này, chưa hỏi xem ông cụ là ai đã cõng về nhà", bà Trương hàng xóm thở dài rồi đi thẳng vè nhà lấy cơm. Nhận cơm xong, chàng ngốc bảo mọi người ra về.
Không cần hỏi han, chàng ngốc cứ thế đưa ông cụ mình gặp trên đường về nhà chăm sóc. Ảnh minh họa.
Ngày hôm sau, bà Trương thấy ông cụ tỉnh lại, một mình ngồi trước cửa nhà. "Cụ à, cụ là ai vậy? Nhà cụ ở đâu, trong nhà còn ai không?"
Ông cụ trút một hơi thở dài, não nề: "Tôi tên Lưu Địa, người thông Lưu Gia. Nhà tôi… không còn ai nữa."
Nói đến đây, giọng ông cụ nghẹn ngào, mắt ngấn nước. Bà Trương thấy sự việc có gì đó không phải, nhất định là ông cụ có chuyện khó nói nên không hỏi thêm nữa.
"Thế còn cậu ngốc đâu? Sao tôi không thấy cậu ta?"
"Cậu ấy nói ra ngoài kiếm đồ ăn."
Nghe vậy, bà Trương liền lắc lắc đầu. "Cậu ta một mình còn bữa đói bữa no, sao có thể kiếm đồ ăn cho cụ được. Thôi được rồi, nhà tôi có, tôi sẽ lấy cho cụ một chút." Nói rồi, người phụ nữ đi thẳng về nhà trước sự cảm động của ông cụ.
Một lúc sau, ngốc ta trở về nhà, tay trống không chẳng có gì. "Cháu không kiếm được gì ăn cả", ngốc nói với ông cụ.
Vừa lúc đó, bà Trương mang đồ ăn sang. Chàng ngốc vui vẻ nhận đồ ăn của người hàng xóm tốt bụng. Ăn xong, ông cụ nói phải đi.
- Cụ muốn đi đâu – Ngốc hỏi.
- Ta cũng không biết, đến đâu hay đến đó.
- Hay là cụ ở lại nhà cháu, dù sao cháu cũng ở có một mình.
- Ta già rồi, ở lại sẽ gây thêm phiền phức cho cậu thôi.
- Có gì đâu ạ, hai người làm bạn với nhau sẽ tốt hơn nhiều.
Nói qua nói lại vài câu, cụ già thấy được sự chân thành ở chàng ngốc nên đã đồng ý ở lại. "Khi nào cậu chán ta, ta sẽ đi", ông cụ nói và tất nhiên, đáp lại lời cụ là sự vui vẻ ra mặt của cậu thanh niên bị người làng gọi là ngốc.
Biết chuyện này, hàng xóm ai nếu đều chê cười, cho rằng anh ta đúng là quá ngốc, nhưng bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy cậu ta thật tốt và cũng thật đáng thương. Kể từ hôm đó, ai có gì cũng mang đến chia sẻ với hai người đàn ông lệch tuổi sống chung một mái nhà.
Cứ như thế, một năm trôi qua, ông cụ bỗng đổ bệnh nặng nằm liệt giường. Thế nhưng chàng ngốc vẫn nhiệt tình chăm sóc tử tế hơn cả tưởng tượng của mọi người.
Đêm đó, ông cụ gọi ngốc lại và nói: "Nếu cậu không chê ta, vậy ta xin nhận cậu làm con nuôi có được không?"
Mới nghe đến đó, anh ta đã gật đầu cái rụp.
"Phía đông của thôn này là thôn Lưu Gia. Phía sau thôn đó không xa có một khu nghĩa địa. Khi ta rời bỏ nhà ra đi đã làm sẵn bia mộ cho mình. Ta tên Lưu Địa. Sau khi ta chết, con nhất định phải chôn ta ở đó."
Chàng ngốc bị những lời dặn dò của cụ già làm cho xúc động, khóc nức nở, gật đầu đồng ý với cha nuôi.
Hồi kết
1 tháng sau, ông cụ qua đời. Chàng ngốc vay mượn tiền mua một cỗ quan tài, lại nhờ thêm hàng xóm giúp mình chuyển quan tài sang làng bên chôn cất.
Nhìn bộ dạng đáng thương của anh ta, mọi người đều thấy đáng thương nên đồng ý giúp mỗi người một tay.
Đến nơi, tìm được đúng phần mộ mà ông cụ đã dặn dò, mọi người bắt đầu đào đất lên. Thế nhưng chưa đào được bao lâu, họ phát hiện bên dưới có sẵn một cỗ quan tài. Đám đông hốt hoảng, đờ người, cho rằng mình đào nhầm chỗ.
Nhưng nhìn lại bia bộ, rõ ràng là không sai. Tò mò, chàng ngốc liền mở quan tài ra xem và không thể tin vào những gì mình nhìn thấy.
Trong quan tài chứa đầy tiền và bên trong có một lá thư. Thì ra ông cụ cả đời kiếm tiền, không ngờ cuối cùng vì lòng tham của mình mà hại cả nhà.
Kể từ sau biến cố ấy, ông cụ bán hết nhà cửa, cất tiền vào trong quan tài và phiêu bạn khắp nơi để tìm người xứng đáng nhận số tiền này.
"Này ngốc, cậu thật có phúc đấy, nửa đời còn lại sẽ không còn lo phiền não nữa rồi", một người hàng xóm lên tiếng.
Thế nhưng, nằm ngoài dự đoán của mọi người, ngốc ta vui vẻ đáp lại: "Tôi cần nhiều tiền thế này để làm gì chứ? Mọi người cùng chia đều cho nhau đi. Những năm qua nếu không có sự giúp đỡ của mọi người, chắc tôi đã chết đói từ lâu rồi."
Lòng tốt đến một lúc nào đó rồi sẽ được báo đáp. Hãy cứ học cách cho đi, chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ mà đầu tiên, đó là sự thăng hoa trong cảm xúc, trong tâm hồn, là sự nhẹ nhõm, thanh thản đến lạ lùng mà đôi khi, tiền bạc chẳng thể nào mua được.