Đang bơi bỗng gặp cả một 'rừng cây' quái đản dưới đáy biển, đoàn thám hiểm thất kinh tháo chạy tan tác

Nguyệt Phạm |
Đang bơi bỗng gặp cả một 'rừng cây' quái đản dưới đáy biển, đoàn thám hiểm thất kinh tháo chạy tan tác
Đang bơi bỗng gặp cả một 'rừng cây' quái đản dưới đáy biển, đoàn thám hiểm thất kinh tháo chạy tan tác
Trong lúc lặn biển, nhóm thám hiểm đã bắt gặp cảnh tượng kỳ dị này. (Ảnh: Kknews)

Đoàn thám hiểm đã gặp phải thứ gì vậy?

Trong 1 lần lặn ngắm đại dương, Jenny và những người đồng nghiệp vô tình phát hiện ra cảnh tượng vô cùng kỳ lạ và đáng sợ dưới đáy biển. 

Khi đó, họ đang lặn để thu thập mẫu vật như mọi lần thì bắt gặp một cảnh tượng tựa như một rừng cây không lá, mọc trên nền cát biển. Điều bất ngờ là "rừng cây" này đang lắc lư theo dòng nước biển. Nhìn từ xa, chúng như thể vô số ngọn cỏ đang đung đưa trong gió.

Cả nhóm rất tò mò nên đã bơi tới gần để ngắm nhìn. Nhưng vừa tới gần, họ đều bị sốc trước cảnh tưởng hãi hùng trước mắt. Mỗi một "cái cây" ở đây thực sự đều có... mắt, trên thân còn có hoa văn, thậm chí có cây còn có màu sắc rất bắt mắt. 

Lúc này, nhóm thám hiểm mới hiểu rằng họ đã gặp phải một ổ rắn biển. Chúng không phải là cây hay rong biển.

Đang bơi thì gặp rừng cây không lá dưới đáy biển, đoàn thám hiểm lập tức chạy tan tác ngay khi đến gần - Ảnh 1.

Nhóm thám hiểm cho rằng họ đã đụng trúng một tổ rắn biển. (Ảnh: Kknews)

Cả nhóm hoảng sợ tột độ, mạnh ai người nấy bơi ra càng xa càng tốt. Một lúc lâu sau cả nhóm mới định thần lại và quay lại tàu. Họ kể lại cho người lái tàu biết về sự việc vừa gặp. 

Ông lão lái tàu mới cười và nói thứ họ gặp không phải là rắn biển mà là một loại sinh vật biển có tên là cá chình vườn. Chúng có vẻ ngoài khá giống rắn nhưng lại rất hiền lành, nhút nhát.

Cá chình vườn có tên khoa học là Heterocongrinae, thuộc họ cá chình biển. Chúng sống ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Đông Thái Bình Dương và Caribe. Loại cá này có tập tính kỳ quặc là chôn thân dưới đáy cát và ngóc đầu lên để bắt động vật phù du.

Cá chình vườn có kích thước khá nhỏ, lớn nhất thì đạt 120cm nhưng phần lớn không quá 60cm, chúng có một đôi mắt rất lớn. Chúng cần đôi mắt to để có thể phát hiện ra sinh vật phù du và dễ dàng bắt lấy con mồi bơi ngang qua. Chúng thường sống thành từng đàn lớn, nhìn từ xa rất dễ nhầm với một quần thể thực vật nên người ta mới đặt tên cho chúng là cá chình vườn.

Đang bơi thì gặp rừng cây không lá dưới đáy biển, đoàn thám hiểm lập tức chạy tan tác ngay khi đến gần - Ảnh 3.

Thực chất "thứ" họ gặp là những con cá chình vườn nhút nhát mà thôi. (Ảnh: Kknews)

Cá chình vườn rất nhút nhát, chúng sợ hãi bất cứ thứ gì tới gần, kể cả ánh sáng quá mạnh. Thậm chí chúng có thể chết vì quá hoảng sợ và căng thẳng. Chúng ta có thể lặn xuống biển để ngắm nhìn chúng nhưng nhìn chung chỉ nên quan sát từ xa và không nên tới quá gần.

Cá chình vườn đào hố bằng đuôi của mình. Da của chúng có khả năng tiết ra dịch nhờn để làm cứng thành hố, giúp cát không bị đổ ập xuống người khi chúng chui vào. Chúng không bao giờ rời khỏi hố của mình. Ngay cả khi cần giao phối, chúng cũng chỉ đào hố gần nhau cho tiện mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên