Phát hiện "bạch tuộc thủy tinh" ở Thái Bình Dương

Gia Minh |

Một con "bạch tuộc thủy tinh" gần như hoàn toàn trong suốt đã được các nhà khoa học biển - tàu nghiên cứu Falkor của Viện Hải dương Schmidt - phát hiện ở giữa Thái Bình Dương.

Loài bạch tuộc hiếm này tương đối nhỏ, chỉ dài 46 cm, bao gồm cả các xúc tu của nó, với chiều dài lớp áo là 11 cm.

Người ta nhìn thấy nó vào ngày 26-6, ở độ sâu 805 m quanh một quần thể đá ngầm ở quần đảo Phoenix Islands, nằm ở trung tâm Thái Bình Dương.

Phát hiện bạch tuộc thủy tinh ở Thái Bình Dương - Ảnh 1.

Bạch tuộc thủy tinh. Ảnh: Viện Hải dương Schmidt

TS Jyotika Virmani, giám đốc điều hành của Viện Hải dương Schmidt, cho biết: "Các đợt lặn giúp chúng ta có cái nhìn về những sinh vật hiếm thấy và hấp dẫn như bạch tuộc thủy tinh trong suốt, để giúp nâng cao hiểu biết khoa học và bảo vệ thế giới dưới nước của chúng ta".

Bạch tuộc thủy tinh gần như trong suốt với các dây thần kinh thị giác, nhãn cầu và đường tiêu hóa.

Phát hiện bạch tuộc thủy tinh ở Thái Bình Dương - Ảnh 3.

San hô biển sâu. Ảnh: Viện Hải dương Schmidt

Mặc dù loài bạch tuộc thủy tinh hiếm khi được nhìn thấy trong tự nhiên nhưng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã liệt nó vào danh sách quần thể sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, theo Viện Hải dương Schmidt.

Các nhà nghiên cứu cũng quay phim các cộng đồng san hô biển sâu đa dạng, một con cá mập voi, cua bắt trộm cá của nhau, một con sao biển ăn san hô sống và các sinh vật biển khác trong chuyến thám hiểm kéo dài 34 ngày với hơn 30.000 km2 dưới đáy biển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại