Đàn ông nấu cơm cho vợ không có sự nghiệp là nhận định sai lầm! Câu chuyện của cha đẻ mì ăn liền sẽ chứng minh điều đó

JJJ |

Nấu cơm cho vợ nhưng vẫn thành công trong sự nghiệp lại sống thọ gần trăm tuổi, Momofuku Ando chắc chắn sẽ là tấm gương để mọi người đàn ông noi theo.

Ít ai biết rằng, Việt Nam đang xếp thứ 5 trong 15 quốc gia "ăn nhiều mì tôm" nhất thế giới. Theo thống kê của GIA, trung bình mỗi người Việt xơi hết 53,5 gói mì ăn liền mỗi năm.

Bất kể giàu nghèo, mì gói chắc chắn mọi người đều ăn qua rồi - nhưng không phải phải ai cũng biết: Món ăn liền phổ biến nhất thế giới này được phát minh tại Nhật Bản, đặc biệt hơn nữa, nó được "cha đẻ" phát hiện ra trong một lần nấu cơm cho vợ!

Momofuku Ando - cha đẻ của mì ăn liền và câu chuyện về phát minh để đời trong khi nấu cơm giúp vợ

Đàn ông nấu cơm cho vợ không có sự nghiệp là nhận định sai lầm! Câu chuyện của cha đẻ mì ăn liền sẽ chứng minh điều đó - Ảnh 1.

Cụ Momofuku Ando

Cụ ông phong độ và phúc hậu trong tấm ảnh minh họa phía trên, tên là Ando Momofuku. Cụ là một doanh nhân Nhật gốc Đài Loan, đã có công sáng lập công ty mì ăn liền trứ danh Nissin - đồng thời là nhà phát minh chế ra mì ăn liền, mì ly đầu tiên trên thế giới.

Tạp chí Time khu vực châu Á đã từng bình chọn cụ Momofuku Ando là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.

Từng là cựu chủ tịch ngân hàng rồi phá sản, cụ Ando rất trăn trở trước cuộc sống thiếu thốn của người dân Nhật sau Thế Chiến II.

Vào thời điểm khó khăn đó, Ando rất xót xa trước khi trông thấy hàng dài người Nhật nối đuôi nhau chờ mua những chiếc bánh mì giữa đêm tuyết giá lạnh. Ông đã đệ đơn lên Bộ Y tế để hỏi vì sao lại khuyến cáo người dân ăn bánh mì, thay vì mì sợi quen thuộc của Nhật.

Bộ trả lời ông rằng, quy mô sản xuất của các công ty mì trong nước quá bé nhỏ, không đủ cung cấp cho người dân.

Từ đó, Ando quyết tâm cải thiện món ăn truyền thống để giúp sức cho người Nhật trong quá trình dựng xây lại tổ quốc. Điều khó khăn nhất ông gặp phải chính là: Làm sao để rút nước trong mì để bảo quản thật lâu, nhưng phải nhanh chóng hút được nước nóng và chín ngay.

Nhận ra thời cơ từ một lần nấu cơm cho vợ

Đàn ông nấu cơm cho vợ không có sự nghiệp là nhận định sai lầm! Câu chuyện của cha đẻ mì ăn liền sẽ chứng minh điều đó - Ảnh 2.

Trong một lần làm món mì xào cho bữa tối vào năm 48 tuổi. Cụ Ando phát hiện ra rằng: Mì trộn dầu mỡ không chỉ rút nước nhanh hơn ở nhiệt độ cao, mà còn chín nhanh hơn. Yếu tố tưởng như đơn giản này chính là lương duyên của món mì gói.

Vào năm 1958, mì ăn liền hiệu "Chikin Ramen" lần đầu tiên ra mắt trên thế giới. Vào thời điểm đó, nó vẫn được coi là món ăn xa xỉ do đắt hơn mì thường - tuy nhiên, sự tiện lợi và cấp tiến khiến nó chiếm trọn cảm tình của người dân Nhật, nhanh chóng phổ biến trong xã hội.

Không dừng lại ở đó, ông Ando muốn mở rộng sản phẩm này ra thị trường thế giới, đặc biệt là phương Tây khi họ không quen dùng đũa. Ý tưởng dùng dĩa nhựa được hình thành nhằm giúp sản phẩm mì ăn liền tiếp cận thị những thị trường khó tính.

Đàn ông nấu cơm cho vợ không có sự nghiệp là nhận định sai lầm! Câu chuyện của cha đẻ mì ăn liền sẽ chứng minh điều đó - Ảnh 3.

Việc phát minh ra mì ăn liền không chỉ hoàn thành tâm nguyện cứu vớt những người lao động nghèo khổ, cụ Ando còn đóng góp một phần không nhỏ vào sự phục hồi kinh tế của Nhật bản sau chiến tranh.

Đến năm 1966, trong chuyến thăm nước Mỹ, cụ Ando tình cờ phát hiện ra nhiều người ăn mì gói trong cốc pha cà phê. Ông lại tìm tòi nghiên cứu và 5 năm sau, cốc mì gói đầu tiên đã đến với thế giới. Đặc biệt hơn, trong khoảng 60 năm của cuộc đời, cụ Ando đều đặn ăn mì gói mỗi ngày nhưng vẫn thọ đến 97 tuổi!

Giờ chị em có thể thoải mái bảo chồng nấu cơm đi nhé, biết đâu lại tạo ra kỳ công gì cũng nên!

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại