Đạn nổ chậm nguy hiểm đến mức nào?

PnM |

Điều này rất quan trọng đối với những người ít kinh nghiệm tiếp xúc với vũ khí, đặc biệt là các tân binh vốn còn rất tò mò và háo hức khi lần đầu được cầm súng và bắn đạn thật.

Đạn nổ chậm nguy hiểm đến mức nào? - Ảnh 1.

Khẩu súng lục là nạn nhân của đạn nổ chậm.

Đạn nổ chậm (hang-fire) là khi viên đạn đã bị kim hỏa đập vào kíp nổ nhưng chưa phát nổ. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do thuốc súng có chất lượng kém, lỗi sản xuất hoặc không tuân thủ điều kiện bảo quản, từ đó dẫn tới việc bộ phận đánh lửa (hạt lửa) không hoạt động đúng chức năng.

Đạn nổ chậm nguy hiểm đến mức nào? - Ảnh 2.

Một viên đạn lép - miếng đồng ở đáy viên đạn đã bị kim hỏa đập lõm nhưng không phát nổ

Trường hợp đạn nổ chậm và đạn lép (đạn thối) có biểu hiện rất giống nhau nhưng với đạn lép thì viên đạn không phát nổ về sau, còn ở "đạn nổ chậm", nếu xạ thủ lấy viên đạn ra khỏi súng một cách thủ công thì có thể dẫn đến bị thương do đạn nổ trên tay.

Đạn nổ chậm nguy hiểm đến mức nào? - Ảnh 3.

Tàu USS Nicholas bị thiệt hại vì đạn pháo nổ chậm (#3 5"/38cal) năm 1943

Do đó, khi bóp cò, nghe thấy tiếng búa đập mà đạn chưa nổ thì không được phép nôn nóng mà nên hướng mũi súng vào nơi an toàn và đợi một thời gian (khác nhau đối với mỗi loại vũ khí), sau đó tuyệt đối không được cất trữ viên đạn chưa nổ, dù là đạn lép.

Đạn nổ chậm nguy hiểm đến mức nào? - Ảnh 4.

Một viên đạn nổ chậm trên tay xạ thủ khi cố gắng lấy nó ra khỏi súng khiến xạ thủ bị thương

Điều này rất quan trọng đối với những người ít kinh nghiệm tiếp xúc với vũ khí, và đặc biệt là các tân binh (lính nghĩa vụ) – vốn còn rất tò mò và háo hức khi lần đầu tiên được cầm súng và bắn đạn thật.

Người thợ săn suýt thiệt mạng vì đạn nổ chậm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại