Dẫn quân qua 1 trấn nhỏ, Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt cho nơi này cái tên rất sang, ngày nay là thành phố lớn tầm cỡ quốc tế

Khánh An |

Một thành phố lớn ở Trung Quốc ngày nay đã được Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt tên cách đây hơn 600 năm.

Tên gọi của mỗi thành phố đều là độc nhất vô nhị, là dấu ấn lịch sử, tích lũy văn hóa của cả thành phố đó.

Cũng vì lẽ đó nên tên gọi của mỗi một thành phố có thể sẽ bị thay đổi, có nơi còn thay đổi đến vài lần. Sau khi thay tên, tên gọi mới có thể khiến thành phố đó trở nên nổi tiếng hơn hoặc ngược lại trở nên xa lạ hơn.

Ví dụ như ở Trung Quốc, địa danh Lan Lăng từng rất nổi tiếng, là viên ngọc văn hóa trong lịch sử nước này. Thế nhưng ngày nay, Lan Lăng đã không còn tồn tại mà đã được đổi tên thành thị trấn Tảo Trang ở tỉnh Sơn Đông.

Bởi vậy, việc đổi tên từ Lan Lăng thành Tảo Trang tuy không thất bại nhưng cũng chẳng thành công.

Theo các ghi chép còn lưu lại, có một thành phố lớn ở Trung Quốc từng chỉ là một trấn nhỏ, được Chu Đệ đặt một cái tên rất sang và được sử dụng đến tận bây giờ. Không chỉ vậy, câu chuyện về việc đổi tên này cũng rất thú vị. 

PHÁT ĐỘNG CHÍNH BIẾN, SOÁN NGÔI VUA

Nhắc đến Chu Đệ, chúng ta không thể không nói đến cha của ông – Chu Nguyên Chương.

Chu Đệ là người con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương. Chúng ta đều biết khi Hoàng đế băng hà thì con trai sẽ kế vị, điều này vốn là lẽ dĩ nhiên. Nhưng Chu Nguyên Chương lại chẳng làm theo lẽ thường.

Dẫn quân qua 1 trấn nhỏ, Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt cho nơi này cái tên rất sang, ngày nay là thành phố lớn tầm cỡ quốc tế - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sau khi Thái tử Chu Tiêu qua đời, Chu Nguyên Chương đã giúp đỡ cháu mình (con trai Thái tử Chu Tiêu) là Chu Doãn Văn rồi truyền ngôi cho Chu Doãn Văn, còn Chu Đệ được phong làm Yên Vương, canh giữ ở đất phong, giúp cháu mình bảo vệ vương triều nhà Minh.

Từ thời nhà Đường, phiên vương cát cứ đã phân tán quyền lực của vương triều, sự tồn tại của phiên vương giúp đảm bảo tính tập trung quyền lực tại địa phương. 

Chu Nguyên Chương hiểu rõ điều này cho nên đã để các con mình chia nhau canh giữ các vùng, nhằm mục đích đảm bảo quyền lực được tập trung trong tay mình. 

Chu Nguyên Chương trao quyền lực cho phiên vương cũng cho phép phiên vương vào thời khắc nguy cấp được quyền dẫn quân vào kinh, nhưng cũng cho phép các Hoàng đế đời sau có quyền thực thi chính sách triệt phiên.

Ý định ban đầu của Chu Nguyên Chương là vì bảo vệ vương thất, song cũng là đặt nền móng cho việc giành chiến thắng trong những cuộc chiến khó khăn.

Đến đời Hoàng đế thứ hai của nhà Minh, vì sự ảnh hưởng quá lớn của các phiên vương nên Chu Doãn Văn đã bắt đầu kiêng kỵ thế lực này.

Theo kiến nghị của quan viên trong triều, Chu Doãn Văn quyết định thực hiện chính sách triệt phiên. Song chính sách triệt phiên nào có thể thực hiện trong một sớm một chiều.

Dẫn quân qua 1 trấn nhỏ, Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt cho nơi này cái tên rất sang, ngày nay là thành phố lớn tầm cỡ quốc tế - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Thực hiện chính sách triệt phiên vừa có lợi lại vừa có hại, nếu thành công, sẽ giúp tập trung quyền lực về trung ương nhưng một khi thất bại, sẽ khiến các phiên vương nổi dậy, gây nguy hiểm cho chính quyền của chính vị Hoàng đế đó. 

Và chính sách triệt Phiên của Chu Doãn Văn đã khiến sự thống trị của chính ông sụp đổ.

Chu Doãn Văn e ngại thế lực của các phiên vương, đặc biệt là e ngại sự đe dọa đến từ thế lực của Hoàng thúc Chu Đệ. 

Cho nên mục đích chính của chính sách triệt phiên của Chu Doãn Văn là vì muốn làm suy yếu quyền lực của Chu Đệ.

Tuy rằng không có được Hoàng vị nhưng Chu Đệ vẫn là Vương gia của nhà Minh, nếu như Chu Doãn Văn không áp bức ông quá mức thì Chu Đệ cũng sẽ không chọn con đường tạo phản.

Khi Chu Doãn Văn quyết định triệt phiên, các vị phiên vương liên tiếp đến khóc lóc tố cáo với Chu Đệ, lên án sự thống trị tàn bạo của Chu Doãn Văn. 

Chu Đệ sớm đã nhìn rõ mục tiêu chính của chính sách triệt phiên của Chu Doãn Văn chính là muốn lật đổ mình.

Vì để duy trì cai trị của vương triều nhà Minh, Chu Đệ cũng đã nhiều lần nhân nhượng chính sách triệt phiên của Chu Doãn Văn, chỉ cho đến khi Chu Doãn Văn nổi lên sát tâm muốn giết, Chu Đệ mới quyết định chọn con đường mưu phản. 

Dưới sự thúc ép, lấn át của Chu Doãn Văn, Chu Đệ biết rằng, nếu bản thân còn tiếp tục nhẫn nhịn thì chính mình sẽ rơi vào đường cùng.

Dẫn quân qua 1 trấn nhỏ, Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt cho nơi này cái tên rất sang, ngày nay là thành phố lớn tầm cỡ quốc tế - Ảnh 6.

Tranh chân dung Chu Đệ.

Vì thế ông tìm đến Thiên tài Diêu Quảng Hiếu để xin lời khuyên, Diêu Quảng Hiếu nói Chu Đệ có thể lợi dụng di ngôn của Chu Nguyên Chương, đó là trong tình thế cấp bách, phiên vương được phép dẫn quân vào kinh.

Chính nhờ có ý chỉ này của Chu Nguyên Chương, Chu Đệ đã có lý do để xuất binh, phát động Tĩnh Nan chi biến vào tháng 6 năm Kiến An thứ  4.

Song trước khi phát động Tĩnh Nan chi biến, Chu Đệ vẫn luôn là bên yếu thế hơn. 

May mắn là tài binh lược của Chu Doãn Văn quá tồi mới giúp Chu Đệ lật đổ được vương vị của người cháu này. Chu Doãn Văn kết cục ra sao không ai rõ.

TRẤN NHỎ ĐƯỢC CHU ĐỆ THAY TÊN, NGÀY NAY TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ LỚN TẦM CỠ QUỐC TẾ

"Huệ Đế là người tài hoa. Khi còn đi học thì cần cù hiếu học, giảm tô thuế, nới lỏng khoa cử, đều là chính sách lợi nước lợi dân."

Sau khi Chu Đệ lên ngôi Hoàng đế, ông cho xây cung điện ở Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay) rồi dời đô từ Nam Kinh đến đó. 

Từ đó trở đi, trung tâm kinh tế của nhà Minh cũng chuyển lên phía Bắc.

Nhằm bảo vệ vương triều của mình, Chu Đệ còn cho xây dựng một tòa thành trì bên ngoài Bắc Bình để bảo vệ Bắc Bình. Tòa thành trì ấy chính là thành phố Thiên Tân ngày nay.

Nhưng theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, tên gọi trước đây của Thiên Tân là trấn Hải Tân.

Dẫn quân qua 1 trấn nhỏ, Hoàng đế Minh triều Chu Đệ đặt cho nơi này cái tên rất sang, ngày nay là thành phố lớn tầm cỡ quốc tế - Ảnh 8.

Có một lần Chu Đệ dẫn quân qua đây, trông thấy nơi đây nằm ngay vị trí trọng điểm Nam Bắc, cho nên đã đặt cho nơi này một cái tên rất sang – gọi là Thiên Tân, ngụ ý là nơi Thiên tử đi qua.

Dẫu vậy, cũng chẳng ai đoán trước được rằng qua hàng trăm năm, Thiên Tân ngày nay đã trở thành một đô thị tầm cỡ quốc tế. Nếu nhắc đến trấn Hải Tân thì có lẽ ít người biết đến, nhưng nói đến Thiên Tân thì ai ai cũng biết.

Thiên Tân từ một nơi đói nghèo, lạc hậu dần lột xác trở nên giàu có, hiện đại, sự thay đổi này không thể không kể đến công lao, cố gắng của mỗi con người nơi đây.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại