Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc

PV |

Kỷ niệm 107 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25-8-1911 – 25-8-2018), chúng ta cùng nhìn lại hình ảnh và cùng đọc lại một bài thơ xúc động về ông - vị tướng tài ba, lỗi lạc, một tấm gương của một nhân cách văn hóa lớn, liêm khiết, giản dị và khoan dung...

Trong báo cáo đề dẫn tọa đàm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cách mạng Việt Nam, PGS.TS Phạm Ngọc Anh - Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng khẳng định: “Cuộc đời Đại tướng là tấm gương của một nhân cách văn hóa lớn, liêm khiết, giản dị và khoan dung, tấm gương đó đã được ghi tạc vào lòng nhân dân và tỏa sáng.

Danh hiệu dành cho Đại tướng “vị tướng của nhân dân” vô cùng cao quý và không một danh hiệu nào có thể so sánh được, nó sẽ trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại”...

Chúng ta hãy cùng xem lại những tấm hình của Đại tướng lúc sinh thời:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 2.

Đại tướng và Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ảnh TL

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 3.

Đại tướng khi được phong hàm Đại tướng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 4.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1968

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 5.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 6.

Đại tướng trong một buổi nói chuyện nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1984) tại Hà Nội. Ảnh: Alex Bowie

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 7.

Đại tướng được bà con địa phương chào đón khi ông trở lại Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng tài ba, lỗi lạc  - Ảnh 8.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại buổi tiếp thân mật các thiếu nhi đến thăm Đại tướng tại tư gia, ngày 7/5/2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Đình Trân - TTXVN

Vị tướng già

"Những đối thủ của ông đã chết từ lâu

Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa

Ông ngồi giữa thời gian vây bủa

Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình

Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh

Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy

Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy

Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù

Trong góc vườn mùa thu

Cây lá cũng như ông lặng lẽ

Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ

Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây

Ông ra đi

Và...

Ông đã về đây

Đời là cuộc hành trình khép kín

Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến

Là một trời nhớ nhớ với quên quên

Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên

Cõi nhân thế mây bay và gió thổi

Bầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏi

Đi về miền cát bụi phía trời xa

Ru giấc mơ của vị tướng già

Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở

Một chân ông đã đặt vào lịch sử

Một chân còn vương vấn với mùa thu".

(Anh Ngọc)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại