Đại sứ Ukraine tại LHQ tuyên bố sẽ cho Nga một "bất ngờ khó chịu"

Trí Đức |

Có vẻ như sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết không có lợi cho Nga hồi tháng 12 năm ngoái thì Ukraine vẫn chưa hài lòng, và họ muốn nhân cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này tạo ra "bất ngờ khó chịu" cho Nga.

Đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc Vladimir Yelchenko mới đây tiết lộ, Kiev đang chuẩn bị một số sáng kiến sẽ mang đến "bất ngờ khó chịu" cho phái đoàn Nga trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Trong một cuộc họp được đài truyền hình Ukraine phát sóng, ông Yelchenko cho biết: "Sẽ có một số bất ngờ cực kỳ khó chịu chờ đợi Nga cả về Bán đảo Crimea, và về Donbass". Nhà ngoại giao Ukraine cũng công bố áp dụng nghị quyết về Bán đảo Crimea.

Phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27/9. Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Poroshenko được lên kế hoạch vào ngày 26/9.

Đại sứ Ukraine tại LHQ tuyên bố sẽ cho Nga một bất ngờ khó chịu - Ảnh 1.

Quan hệ Nga -Ukraine căng thẳng vì bán đảo Crimea

Nghị quyết về Crimea

Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trước đây về Bán đảo Crimea đã được thông qua vào tháng 12 năm vừa rồi. Có 70 quốc gia đã bỏ phiếu thuận, 26 phiếu chống, và 76 phiếu trắng. Phần lớn các nước bỏ phiếu thuận là các nước châu Âu và Hoa Kỳ.

Gần đây, ông Poroshenko đã chỉ thị cho các nhà ngoại giao chuẩn bị một nghị quyết mới cho phiên họp tiếp theo của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Lần này, Ukraine dự định sẽ nêu vấn đề vi phạm quyền lợi của người Tatar sống trên Bán đảo Crimea.

Tòa án quốc tế Liên Hiệp Quốc, Nga đã từng tuyên bố rằng Kiev không thể cung cấp bằng chứng về sự kỳ thị chống lại người Tatar trên bán đảo Crimea được.

Phản ứng của Moscow

Điện Kremlin không đồng ý với việc thông qua nghị quyết hồi tháng 12 năm ngoái. Lãnh đạo Crimea Sergey Aksenov cho biết, nghị quyết này không phản ánh tình hình thực tế ở Crimea và nó chỉ làm lan truyền những bịa đặt hoang đường của Kiev.

Về phần mình, người đứng đầu của Vụ Xã hội Crimea, ông Grigory Ioffe cho biết nghị quyết nói trên thực ra chỉ là một cuộc cãi vã chính trị. "Tất cả những cáo buộc chống lại Nga được xây dựng trên những thứ không thực.

Chẳng có ai đưa ra được bất kỳ một sự thực nào, trong đó có cáo buộc về vi phạm các quyền của người dân Crimea, người Tatar trên bán đảo Crimea, và những thứ tương tự", ông nói.

Chủ tịch Ủy ban phát triển ngoại giao công, hợp tác nhân đạo và bảo tồn các giá trị truyền thống thuộc Vụ Xã hội của Nga, bà Elena Sutormina cho rằng nghị quyết không phản ánh thực trạng vấn đề theo bất kỳ cách nào.

Theo bà, tổ chức quốc tế duy nhất, kết hợp được số lượng tối đa các quốc gia và kêu gọi họ hợp tác với nhau trong các tình huống liên quan đến vấn đề thế giới, lại đang "bắt đầu hùa theo luận điệu của một nhóm quốc gia cụ thể".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại