Trên các máy bay này là 199 lính dù nhận lệnh chiếm một sân bay. Cách khoảng 100km về phía đông bắc, các máy bay trực thăng Chinook và Black Hawk di chuyển trong đêm tối về hướng Kandagar mang theo các lính của đội tác chiến số 1 thuộc Các lực lượng đặc nhiệm Mỹ "Delta" cùng các lính dù; họ tiến về địa điểm số 2. Đó là ngày 19/10/2001.
Cuộc chiến tranh tại Afganistan mới chỉ vừa bắt đầu, và các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã hoạt động ngay trên "mũi gươm" của Mỹ. Những lính dù kể trên đã bung dù và đồng loạt đáp xuống sân bay dã chiến, sau đó họ đọ súng với kẻ địch, mà sau này họ mới biết là chỉ có một binh lính có vũ trang duy nhất và hạ gục đối phương.
Tại địa điểm thứ hai, dinh thự của kẻ cầm đầu Taliban, Mohammed Omar, các lính đặc nhiệm không hề vấp phải sự phản kháng đáng kể nào, nhưng một số lính Mỹ vẫn bị thương do dính đạn của quân mình và khi một chiếc trực thăng bị rơi.
Đây là một trận đánh điển hình của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ.
Máy bay "Hercules" MC-130 Combat Talon của Mỹ.
"7 điều ước trong năm 2018"
Nếu bạn muốn biết điều gì đó về cuộc sống ở Mỹ trong những ngày này thì hãy nhìn phóng viên tờ New York Times David Leonard bắt đầu bài viết đầu tiên của mình trong năm mới với tiêu đề "7 điều ước trong năm 2018" như thế nào:
"Thôi thì ít ra hiện giờ không còn là năm 2017. Tôi chờ đợi những nhà nghiên cứu lịch sử sẽ đánh giá nó như một năm tuyệt vọng nhất trong những năm không có chiến tranh trong lịch sử…".
Hãy thử suy ngẫm một phút: Năm 2017 – "năm không chiến tranh"? Hãy nói điều đó với người dân Afganistan, người dân Iraq, Yemen, Somali hoặc 4 lính "mũ nồi xanh" Mỹ thiệt mạng tại Niger vào tháng 10 năm ngoái.
Chiến dịch quân sự được khởi xướng vào tháng 10/2001 từng có lúc được gọi là Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố chưa hề có hồi kết. Ngược lại, nó biến thể và mở rộng tới nhiều khu vực rộng lớn khác trên thế giới.
Sau 2001 định mệnh, Mỹ luôn ở trong tình trạng chiến tranh liên miên mà không cho thấy điểm dừng và gồm cả năm 2018. Các máy bay Mỹ, cả chiến đấu cơ lẫn UAV liên tục xuất kích tấn công hết nước này tới nước khác.
Không những thế, trong vài năm gần đây các đơn vị tinh nhuệ của Các lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ với tổng quân số lên tới gần 70 nghìn người, đã được triển khai gần như ở tất cả các quốc gia mà người ta có thể nghĩ tới trên thế giới.
Đặc nhiệm Mỹ chiến đấu ở Afghanistan.
Có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ với đầy rẫy những cuộc chiến tranh, người Mỹ lại thiếu động cơ như thời đại hiện nay. Khi nói tới cuộc chiến chống khủng bố thì không có làn sóng ủng hộ, hay làn sóng phản đối nào bắt đầu từ năm 2003.
Trong chừng mực nào đó phóng viên David Leonard đã đúng. Đối với phần lớn thế giới, năm 2017 là một năm u tối của các cuộc chiến tranh, người tị nạn và những thiên tai.
Tuy nhiên ở Mỹ, phần nhiều nó còn là một năm nữa "không có chiến tranh". Trong bối cảnh này, cùng nhau bước vào năm "không có chiến tranh" tiếp theo và "ghé thăm" những lực lượng "phi chiến đấu" của các đơn vị Đặc nhiệm Mỹ mà nhiều khả năng, sẽ lại là trung tâm của những sự kiện.
Cuộc chiến chống khủng bố đang nóng hơn bao giờ hết
Trong năm 2001, các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ tập trung vào hai nhóm khủng bố: Al Qaeda và Taliban. Vào năm 2010, trong năm nắm quyền đầu tiên, tổng thống Obama đã thông báo cho Hạ viện rằng quân đội Mỹ vẫn "đang tích cực theo đuổi và chiến đấu với tàn dư của Al Qaeda và Taliban tại Afganistan".
Căn cứ báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc gửi Hạ viện, các đơn vị của Mỹ đang triển khai chiến đấu với số lượng lớn hơn gấp 10 lần các nhóm vũ trang, gồm tổ chức Taliban, mang lưới Hakkani, một nhánh của IS là ISIS-Horasan, và "các nhóm phiến quân nổi dậy" khác.
Sau hơn 16 năm triển khai các hành động quân sự, những đơn vị đặc nhiệm Mỹ vẫn đang ở đầu mũi gươm tại Afganistan, nơi mà họ tiếp tục thực hiện các chiến dịch truy quét khủng bố.
Trên thực tế, từ ngày 1/6 đến 24/11 năm ngoái, theo báo cáo của Lầu Năm Góc, các đơn vị đặc nhiệm ở Afganistan đã triển khai 2.175 chiến dịch trên cạn với vai trò trợ giúp hoặc cố vấn cho các đơn vị commandos của Afganistan.
"Trong nhiệm kỳ của Obama, số lượng các chiến dịch có sử dụng những đơn vị đặc nhiệm tăng đột biến, dường như nó là chiếc đũa thần kỳ đa năng trong cuộc chiến chống khủng bố", ông William Hartung, giám đốc dự án "Vũ trang và an ninh" của tổ chức phi chính phủ Trung tâm chính sách quốc tế nêu rõ.
"Nhưng thực tế cho thấy kiểu nhận định tương tự là không chính xác. Có nhiều chuyên gia trình độ cao và được thừa nhận đã tham gia vào các chiến dịch đặc biệt từ phía Mỹ, nhưng những nhiệm vụ mà họ phải thực hiện thường không phải giải pháp mang tính quân sự.
Mặc dù vậy, chính quyền Trump vẫn tăng cường sử dụng phương pháp này tại Afganistan, thậm chí chiến lược này không ngăn cản được sự phát tán của các tổ chức khủng bố và trên thực tế có thể phản tác dụng".
Đặc nhiệm SEAL của Mỹ luyện tập.
Lực lượng Commados toàn cầu
Sau khi những đặc nhiệm Commandos được cử đi tham chiến vào năm 2001, quân số của các đơn vị chiến dịch đặc biệt tăng gấp đôi, từ 33 nghìn lên đến 70 nghìn người hiện nay.
Theo phát hiện vào năm ngoái (2017) của TomDispatch, các đơn vị này đã triển khai tại 149 quốc gia, tương đương 75% số quốc gia trên thế giới – một con số kỷ lục. Nó vượt qua con số 138 quốc gia dưới thời tổng thống Obama vào năm 2016, và con số của năm cuối nhiệm kỳ tổng thống Bush so với hiện giờ là quá nhỏ bé.
Vì độ bao phủ tăng nên nhân sự của các lực lượng chiến dịch đặc biệt được bố trí trên khắp thế giới một cách cân bằng hơn.
Vào tháng 10/2001, Afganistan là trung tâm các nhiệm vụ chiến đấu duy nhất của lực lượng Commandos. Ngày 19/3/2003, các đơn vị chiến dịch đặc biệt đã nổ những phát súng đầu tiên khi máy bay của họ bị các trạm tuần tra biên phòng gần biên giới Jordany và Ả Rập Xê Út tấn công trong quá trình xâm nhập Iraq.
Đến năm 2006, khi cuộc chiến tranh tại Afganistan đang diễn ra, còn cuộc xung đột tại Iraq tiếp tục biến thành hàng loạt những vụ đụng độ với quân nổi dậy, có tới 85% lực lượng Commandos Mỹ đóng quân ở Trung Đông.
Đến cuối thập niên 2000, vào năm 2010, tình hình không có nhiều thay đổi – 81% tất cả các lực lượng chiến dịch đặc biệt ở nước ngoài vẫn đóng quân ở khu vực này. Tuy nhiên, 8 năm trôi qua, tình hình thay đổi đáng kể căn cứ từ những con số do Cơ quan chỉ huy các lực lượng chiến dịch đặc biệt cung cấp cho tổ chức TomDispatch.
Mặc dù người ta tuyên bố rằng IS đã thất thủ, Mỹ vẫn tiếp tục tham gia vào các hành động quân sự tại Iraq và Syria cũng như tại Afganistan và Yemen, nhưng chỉ có khoảng 54% các lực lượng chiến dịch đặc biệt ở nước ngoài được cử tới Trung Đông vào năm 2017.
Trên thực tế, bắt đầu từ năm 2006 những làn sóng triển khai lực lượng đã gia tăng trên khắp thế giới. Tại châu Mỹ Latinh, con số này tăng từ 3% lên 4,39%. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương – từ 7% lên thành 7,99%. Nhưng tốc độ tăng mạnh nhất lại diễn ra ở châu Âu và châu Phi.
Châu Phi là nơi ghi nhận sự gia tăng đáng kể của các lực lượng chiến dịch đặc biệt. Trong năm 2006 quân số của các lực lượng này tại đây chỉ chiếm 1%, còn đến cuối năm 2017 – 16,61%. Nói cách khác, lực lượng Commandos tại đây nhiều hơn ở bất cứ khu vực nào, ngoại trừ Trung Đông.
Theo thông tin mới đây của Vice News, các lực lượng chiến dịch đặc biệt đã triển khai hoạt động tối thiểu tại 33 quốc gia trong năm ngoái.
Tình hình tại một trong những quốc gia châu Phi, Somali, nhiều năm qua đang là sự phản ảnh một cách thu nhỏ của chiến dịch kéo dài hơn 16 năm của Mỹ tại Afganistan.
Ngay sau vụ tấn công 9/11, một trong những quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc nhận định rằng việc đưa quân tới Afganistan có thể đẩy quân nổi dậy từ quốc gia này sang lãnh thổ các nước châu Phi.
"Những phần tử khủng bố liên quan tới Al Qaeda và các nhóm khủng bố bản địa đã tồn tại và tiếp tục hiện diện trong khu vực này", quan chức này nói. "Các phần tử khủng bố này, đương nhiên, sẽ tiếp tục đe dọa công dân và các cơ quan của Mỹ".
Lực lượng Commandos Mỹ bắt đầu hành động tại Somali vào năm 2001, tiếp đến vào năm 2007 đã triển khai các cuộc không kích của các "pháo đài bay" AC-130W Stinger II, còn vào năm 2011 bắt đầu các cuộc tấn công của những máy bay không người lái Mỹ nhằm vào những phiến quân của tổ chức Al Shabad – nhóm khủng bố mà chưa từng tồn tại trước năm 2006.
Mùa xuân năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã giảm bớt những hạn chế được áp dụng từ thời Obama đối với các chiến dịch tấn công ở quốc gia này. Khi cho phép các lực lượng của Mỹ tự do hành động ở quốc gia này, Mỹ đã mở ra khả năng tổ chức thường xuyên hơn các cuộc không kích và tiến hành những đợt truy quét của Commandos.
Chính năm 2017 đã phản ánh lên điều này. Mỹ đã tiến hành 34 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, tương đương tổng số toàn bộ các cuộc không kích trong vòng 15 năm trước.
Ngoài không kích, trong năm 2017 đã tiến hành tối thiểu 3 cuộc tấn công trên bộ của Mỹ. Trong một cuộc tấn công mà AFRICOM coi như "chiến dịch huấn luyện và sát cánh cùng với quân đội quốc gia Somali", đã xảy ra cuộc đọ súng với các phiến quân Al Shabab, lính thủy đánh bộ Kyle Milliken đã thiệt mạng và thêm 2 lính Mỹ khác bị thương.
Ở một chiến dịch trên bộ khác diễn ra hồi tháng 8/2017, theo thông tin điều tra của tổ chức Daily Beast, các sĩ quân đặc nhiệm đã dính vào vụ thảm sát 10 công dân Somali (hiện nay quân đội Mỹ đang tiến hành điều tra vụ việc).
Cũng như ở Afganistan, các đơn vị của Mỹ có mặt tại Somali từ năm 2001, và cũng như ở Afganistan, dù đã tổ chức nhiều chiến dịch trong gần 20 năm qua, số lượng các nhóm phiến quân chỉ tăng chứ không hề giảm.
Đặc nhiệm Mỹ huấn luyện chiến đấu.
Căng sức chiến đấu
Lực lượng Commandos của Mỹ hiện giờ đang phải căng sức chiến đấu với tối thiểu 2 nhóm khủng bố - Al Shabab và một nhánh của tổ chức IS – và khi số lượng các cuộc không kích của những máy bay không người lái tăng đột biến trong năm ngoái, thì Somali đã trở thành điểm nóng hơn.
Hiện nay, theo lời của các đại diện AFRICOM, các phiến quân tổ chức "trại huấn luyện" và bố trí "những nơi ấn náu an toàn trên khắp lãnh thổ Somali và trong khu vực":
"Sự can thiệp vũ trang ít được báo chí đưa tin kéo dài 16 năm của Mỹ tại Somali là sự kế thừa mô hình cuộc chiến quy mô lớn hơn của Mỹ tại Afganistan: điều tới các đơn vị đặc nhiệm và thường xuyên gia tăng số lượng các cuộc không kích không chỉ không chặn đứng được chủ nghĩa khủng bố, mà còn khiến cho Al Shabab và nhánh của IS gia tăng quân số của chúng.
Đây là một ví dụ nữa cho thấy những bài học chưa thuộc lòng trong chính sách chiến tranh bất tận của Mỹ: Các hành động quân sự sẽ khiến những hoạt động khủng bố gia tăng thay vì kiềm chế hoặc gây khó khăn".
Somali là điều không có gì khác thường. Trên khắp châu lục này, dù các chiến dịch của lực lượng Commandos, các đơn vị quân đội Mỹ và những đồng minh bản địa ngày càng gia tăng, danh sách những kẻ thù của Washington tiếp tục dày thêm.
Theo Vice News cho biết, văn bản chiến lược của Cơ quan chỉ huy các lực lượng chiến dịch đặc biệt đã liệt kê 5 nhóm khủng bố chính tại châu lục này. Bản cập nhật vào tháng 10/2016 bổ sung thêm 7 tên tuổi – IS, Ansar Al Sharia, Al Qaeda ở Magrib, Al Murabitun, Boko Haram, Quân đội kháng chiến và Al Shabab – cùng với đó là những tổ chức cực đoan tàn ác khác.
Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Phi của Lầu Năm Góc cho biết, có khoảng 21 nhóm Hồi giáo cực đoan vũ trang đang hoạt động tích cực ở châu Phi. Trên thực tế, theo tổ chức The Intercept cho biết, tính đến năm 2015, tổng số các tổ chức khủng bố và nhóm vũ trang phi pháp khác có thể lên tới con số gần 50.
Cứu rỗi thể diện của các lực lượng đặc nhiệm bằng các cuộc chiến bình phong?
Khi các cuộc chiến tranh và can thiệp vũ trang ngày càng gia tăng, lực lượng Commandos Mỹ vươn vòi đến khắp nơi trên thế giới, còn các nhóm khủng bố tiếp tục sinh sôi nảy nở, nhịp độ các chiến dịch tăng đột biến.
Điều này làm dấy lên những lo ngại của các chuyên gia, các nhân vật ủng hộ việc sử dụng các lực lượng chiến dịch đặc biệt và các thành viên của Hạ viện Mỹ, liên quan tới những tác động của nó tới các đơn vị tinh nhuệ này. "Phần lớn các đơn vị chiến dịch đặc biệt hoạt động hết công suất", tướng Tomas chia sẻ với các thành viên Hạ viện Mỹ hồi mùa xuân năm ngoái.
"Dù nhu cầu đối với các lực lượng chiến dịch đặc biệt gia tăng, chúng ta phải đặt ra những ưu tiên trong bối cảnh an ninh thay đổi chóng mặt". Tuy nhiên, số lượng các quốc gia, nơi những đơn vị chiến dịch đặc biệt được triển khai trong năm ngoái vẫn đạt con số kỷ lục.
Tại hội thảo về các chiến dịch đặc biệt được tổ chức hồi tháng 11/2017 ở Washington, các thành viên có ảnh hưởng của Thượng viện Mỹ và tiểu ban của Hạ viện về các lực lượng vũ trang đã thừa nhận áp lực ngày càng gia tăng đối với những lực lượng đặc nhiệm.
Ông Jack Reed, quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ trong tiểu ban của Thượng viện Mỹ về các lực lượng vũ trang, đã đưa ra giải pháp như sau: "Tăng thêm quân số và nguồn lực".
Dù thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa, ông Jonny Ernst, không loại trừ khả năng tăng số lượng lính đặc nhiệm, nhưng Commandos nên chuyển một vài nhiệm vụ cho các đơn vị khác:
"Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều sứ mệnh, đặc biệt nếu bạn nhìn vào Afganistan, nơi các nhiệm vụ về huấn luyện, các cố vấn và những sứ mệnh nhân đạo, chúng ta có thể chuyển một vài nhiệm vụ cho các đơn vị thông thường, tôi nghĩ đó là điều chúng ta cần làm".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết cơ quan của ông đang lên kế hoạch để thực hiện điều đó. Ngoài ra, cũng có thể chuyển giao các chiến dịch cho những đơn vị đặc nhiệm của nước sở tại.
Phương pháp của ông Ernst trong thực tiễn được áp dụng trên khắp thế giới, đặc biệt tại Syria trong năm 2017. Theo tướng Tomas cho biết, các lực lượng được Mỹ hỗ trợ, và những người Ả Rập và Kurd tại Syria, "các nhóm vũ trang và bán vũ trang với quân số lên tới 50 nghìn người… đang hành động vì các lợi ích và theo yêu cầu của chúng ta".
Chính họ đã có những đóng góp chủ yếu vào cuộc chiến chống lại IS và chiến dịch chiếm "thủ đô" Raqqa của tổ chức này.
Tuy nhiên chiến dịch giúp giành lại toàn bộ lãnh thổ bị IS kiểm soát ở Syria là một ngoại lệ. Các nhóm vũ trang triển khai khắp nơi vì lợi ích của Mỹ trong những năm gần đây hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều.
Càng nhiều người càng ít thành công hơn
Đội quân 50 nghìn người này đáng lẽ phải được tập hợp sau khi quân đội Iraq do Mỹ huấn luyện trong thời gian Mỹ đóng quân ở đây từ năm 2003 đến năm 2011, bị IS đập tan vào năm 2014. Tại Mali, Burkina Faso, Ai Cập, Honduras và khắp nơi, những sĩ quan do Mỹ huấn luyện tổ chức các cuộc đảo chính lật đổ các chính phủ.
Trong thời gian này, tại Afganistan, nơi các đơn vị đặc nhiệm phối hợp với những đồng minh bản địa hơn 15 năm, thậm chí cả các lực lượng an ninh tinh nhuệ, phần lớn vẫn chưa có khả năng triển khai các chiến dịch của riêng họ.
Theo thông tin trong báo cáo 6 tháng đầu năm 2017 của Lầu Năm Góc gửi Hạ viện Mỹ, lực lượng Commandos Afganistan cần sự hỗ trợ của Mỹ trong phần lớn các nhiệm vụ, họ chỉ độc lập tiến hành được 17% trong số 2.628 chiến dịch giai đoạn từ 1/6 đến 24/11/2017.
Tuy nhiên, theo lời của tướng Tomas:
"Vì các đơn vị chiến dịch đặc biệt là "lực lượng chủ lực hoặc hỗ trợ chủ yếu của Mỹ trong việc chống lại các tổ chức vũ trang cực đoan tại Afganistan, Syria, Iraq, Yemen, Somali,...", nên những đơn vị "tay sai" nước ngoài hoặc các đơn vị quân đội thông thường của Mỹ khó có thể chịu được gánh nặng và giảm bớt được áp lực cho lực lượng Commandos".
Việc gia tăng số lượng các đơn vị chiến dịch đặc biệt, theo ông Hartung, không phải là giải pháp.
"Không có lời giải thích mang tính thuyết phục và căn cứ phù hợp cho sự có mặt của những đơn vị chiến dịch đặc biệt Mỹ tại 149 quốc gia, trong khi kết quả mang lại từ những chiến dịch trên thường xuyên gây ra các cuộc xung đột quy mô lớn hơn và sự hiện diện của quân đội Mỹ thường được sử dụng làm lý do để kích động các tổ chức khủng bố bản địa.
Cách giải quyết vấn đề những chiến dịch của đặc nhiệm Mỹ ngày càng gia tăng không phải là lựa chọn và huấn luyện được nhiều hơn các sĩ quan đặc nhiệm. Quyết định, trước tiên, nằm ở chỗ phải xác định lại tại sao các đơn vị này lại được sử dụng nhiều đến vậy".
Đặc nhiệm Mỹ trổ tài giải cứu con tin