Cục Lâm nghiệp bang Kerala (Ấn Độ) mới đây cho biết họ đã bắt giữ một người đàn ông 40 tuổi liên quan đến cái chết của voi mẹ đang mang thai gây chấn động thế giới những ngày qua.
Con voi mang thai 1 tháng đã chết ở Palakkad vào ngày 27 tháng 5, vài ngày sau khi ăn phải một trái dứa có chứa thuốc nổ.
Con voi mang thai 1 tháng đã chết ở Palakkad vào ngày 27 tháng 5, vài ngày sau khi ăn phải một trái dứa có chứa thuốc nổ.
Xác nhận vụ bắt giữ, cảnh sát sát trưởng khu vực Palakkad, ông G Siva Vikram, nói với trang tin TNM rằng người đàn ông được xác định là P Wilson, làm việc trong một đồn điền cao su ở Palakkad.
Ông Vikram nói: "Người đàn ông là thợ cạo mủ cao su tại đồn điền này. Bị cáo là 1 trong 3 người đã bị bắt giam để thẩm vấn vào ngày 4/6".
Sĩ quan M Sasikumar làm việc tại trạm kiểm lâm Thiruvazhamkunnu cũng xác nhận vụ bắt giữ. Cục Lâm nghiệp xác định 3 người bị nghi ngờ có liên quan đến vụ việc nhưng đã thả 2 người sau khi thẩm vấn.
Con voi đứng trên sông Velliyar và tắt thở vào khoảng 4h chiều ngày 27/5. Nguyên nhân gây tử vong được xác định là suy phổi vì ngâm mình dưới nước quá lâu.
Tuy nhiên, sau đó các nhà chức trách xác định đây không phải chết do tai nạn hay đuối nước bởi họ phát hiện vết thương ở miệng con vật.
Theo báo cáo khám nghiệm tử thi, con voi không thể ăn hoặc uống nước trong 2 tuần trước khi chết.
Những cái bẫy như trái cây nhồi chất nổ thường được người dân trong vùng sử dụng làm mồi cho lợn rừng để giết chúng để lấy thịt hoặc để ngăn chúng phá hoại mùa màng.
Tuy nhiên, hành động đánh bẫy bằng thuốc nổ như vậy là bất hợp pháp.
Kiểm lâm của Mannarkkad, Aashique Ali U chia sẻ: "Ở đây pháo thường được trộn với trái cây hoặc mỡ động vật.
Chúng tôi vẫn chưa thể đưa ra được kết luận". Một đội điều tra đặc biệt gồm 10 thành viên sẽ bắt đầu lần lại hành trình của con voi từ ngày 12/5.
Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ ở khắp nơi trên thế giới.
Các nhà hoạt động vì quyền động vật đã yêu cầu hành động cứng rắn chống lại kẻ gây ra cái chết của con voi và kêu gọi các nhà chức trách đưa ra các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ động vật hoang dã.