Cuộc tình bị cấm đoán tới cùng ở Ấn Độ chỉ vì không môn đăng hộ đối

Trang Dung |

Tại Ấn Độ, rào cản kết hôn với những định kiến khá nặng nề khiến nhiều cặp đôi rơi vào tình huống dở khóc dở cười.

Ở Ấn Độ , kết hôn khác tôn giáo là một loại "tệ nạn xã hội". Quan điểm nặng gánh trong hôn nhân của người Ấn Độ là vấn đề cấm kỵ trong các gia đình tồn tại tư tưởng bảo thủ. 

Thậm chí, trong thời gian gần đây điều ấy trở nên gay gắt hơn nhiều.

Đám cưới môn đăng hộ đối

Tại Ấn Độ, hơn 90% cuộc hôn nhân đều được gia đình sắp đặt để đảm bảo rằng con dâu/rể tương lai cùng đẳng cấp, địa vị hoặc tôn giáo.

Cuộc tình bị cấm đoán tới cùng ở Ấn Độ chỉ vì không môn đăng hộ đối - Ảnh 1.

Tổ chức Điều tra Phát triển Con người Ấn Độ cho biết, chỉ khoảng 5% số cặp vợ chồng không ở cùng giai cấp và 2,2% không cùng tôn giáo.

Nhiều trường hợp, những người cố tình làm trái sẽ bị sỉ nhục, đánh đập, thậm chí thóa mạ thậm tệ. 

Vào tháng 2, chính phủ Ấn Độ tuyên bố trước Quốc hội rằng không có bộ luật nào ngăn cấm tình yêu liên tôn giáo, tuy nhiên ở những gia đình bảo thủ, định kiến này vẫn tồn tại giết chết tình yêu chân chính.

Vào tháng 11/2019, một cặp vợ chồng ở cùng một ngôi làng ở bang Karnataka, phía Nam Ấn Độ đã kết hôn trái với mong muốn của gia đình vào 3 năm trước. 

Sau đó, họ chuyển đến Bengaluru và các thành phố khác trong khu vực để sinh sống. 

Họ đã có 2 con. Bi kịch khi họ về làng, người vợ đã bị dân làng ném đá đến chết thương tâm bởi một lý do không thể chấp nhận "không môn đăng hộ đối", "bại hoại danh dự người chồng". 

Những vụ được gọi là "giết người vì danh dự" đang hoành hành ở các vùng nông thôn của Ấn Độ.

Ở Ấn Độ, cùng với sự phát triển của kinh tế và vị trí của phụ nữ càng tăng cao, những quan niệm lạc hậu về hôn nhân môn đăng hộ đối đang dần dần được loại bỏ.

Tuy nhiên, ở một số vùng phía Bắc Ấn Độ, quan niệm này vẫn còn là rào cản lớn với những hôn nhân không cùng tầng lớp hay khác nhau về tôn giáo.

Của hồi môn trở thành điều đáng sợ

Theo truyền thống, của hồi môn thường là những đồ dùng, quần áo hay tiền bạc mà người phụ nữ mang từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng, thậm chí có cả giường, tủ, rương… Với con nhà giàu, cô dâu còn mang theo rất nhiều tiền bạc dư dả.

Dẫu biết rằng của hồi môn là điều cần thiết nhưng nó sẽ trở thành phản cảm và thước đo nhân cách của con người.

Cuộc tình bị cấm đoán tới cùng ở Ấn Độ chỉ vì không môn đăng hộ đối - Ảnh 3.

Một lễ của hồi môn ở một đám cưới Ấn Độ.

Mỗi giờ có một phụ nữ tại Ấn Độ tử vong vì gia đình không đáp ứng được yêu cầu về của hồi môn của nhà chồng.

Xã hội Ấn Độ vẫn đặt nặng vấn đề của hồi môn. Của hồi môn (Dahej) là tài sản, hàng hóa có giá trị mà mỗi cô dâu cần mang theo khi về nhà chồng.

Người Ấn Độ quy định phụ nữ không có quyền thừa kế, nên của hồi môn chính là khoản tài sản mà cha mẹ dành cho con gái khi đến sống ở nhà chồng.

Hủ tục của hồi môn khiến nhiều cô gái Ấn Độ rơi vào những tình cảnh éo le.

Nó cũng thể hiện tình yêu của các bậc cha mẹ đối với con cái, nhưng dần dần điều ấy đã bị lòng tham của gia đình nhà trai lợi dụng và trở thành gánh nặng đè lên vai những cô gái xuất thân trong gia cảnh thiếu thốn.

Một cô gái về nhà chồng mà không mang đủ của nả theo yêu cầu sẽ phải sống trong sự khinh bỉ và bạo hành của gia đình chồng.

Thậm chí ở Ấn Độ đã từng có gia đình sau khi biết mang thai em bé gái đã nhẫn tâm phá thai vì quá sợ "văn hoá hồi môn" ở nước này.

Và khi không thể chịu đựng nổi, các cô dâu buộc phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi tình cảnh "sống không bằng chết". 

Ghê rợn hơn, nhiều cô gái khác thậm chí còn bị nhà chồng đổ dầu hỏa thiêu sống hoặc ép tự tử.

Đã có không ít tình huống bất ngờ xảy ra mà hầu hết người chịu khổ là các cô gái. Một người phụ nữ đã từng bị chồng đánh đập tàn bạo rồi quay phim lại, gửi cho gia đình nhà gái để đòi của hồi môn.

Mặc dù Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm trao của hồi môn từ năm 1961 nhưng tục lệ này vẫn được áp dụng rộng rãi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại