Cuộc chiến Syria khiến Mỹ ráo riết hiện đại hóa “sát thủ” Stinger khét tiếng

Quang Anh |

DefenseNews cho biết, quân đội Mỹ trong tương lai có thể được biên chế phiên bản mới của tên lửa phòng không di động MANPAD Stinger, có nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội những tên lửa đang có trong trang bị của các đơn vị lục quân Mỹ và khối quân sự NATO.

Quân đội Mỹ có khả năng được bật đèn xanh tiếp nhận các tên lửa Stinger, có khả năng tiêu diệt cả các UAV quân sự các loại sau những thử nghiệm thành công tháng 8 vừa qua.

Văn phòng Dự án hệ thống phòng thủ Tên lửa hành trình - CMDS, đã biểu diễn khả năng kỹ chiến thuật hoàn toàn mới và ưu việt hơn của các đầu đạn mới được hiện đại hóa của tên lửa phòng không Stinger.

Chúng được chứng thực trong quá trình thử nghiệm vũ khí trên thao trường căn cứ không quân Eglin, Florida, liên tục trong 3 tuần tháng 08.2018.

Hai tuần đầu tiên CMDS tập trung thử nghiệm và cải tiến tính năng kỹ chiến thuật của đầu đạn đối với các máy bay không người lái UAV ở chế độ tĩnh tại.

Tuần cuối cùng, tổ hợp tên lửa được Stingers được trang bị bộ phận kích nổ phi tiếp xúc tấn công 9 máy bay không người lái bay tự do từ kích thước nhỏ đến khoảng 453 kg với kích thước tương đương UAV Shadow UAS, theo tuyên bố của Wayne Leonard, giám đốc chương trình nâng cấp hiện đại hóa Stinger của văn phòng CMDS.

Tổ hợp MANPAD Stinger có thể được phóng thông thường của bộ binh và hệ thống phóng Avenger trên xe cơ giới, cho thấy tên lửa có thể phóng an toàn từ cả hai phương thức khác nhau.

Hai hệ thống MANPAD Stringer và Avenger được các nhà hoạch định chính sách quân lực Mỹ coi như là phương tiện phòng không tầm gần bảo vệ quân đội Mỹ và NATO trên chiến trường châu Âu, trước khi tổ hợp phòng không tầm gần tiên tiến SHORAD được phát triển hoàn thiện, đưa vào biên chế để phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Cuộc chiến Syria khiến Mỹ ráo riết hiện đại hóa “sát thủ” Stinger khét tiếng - Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Avenger. Ảnh minh họa Defense- News

Short Range Air Defence (SHORAD) là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không chiến thuật bảo vệ bộ binh và tăng thiết giáp, chống lại các phương tiện phòng không tầm thấp như trực thăng và máy bay cường kích chiến trường như A-10 hoặc Sukhoi Su-25. Có thể sẽ sử dụng các tên lửa Stinger phiên bản hiện đại hóa sâu.

Sau khi các thử nghiệm đã hoàn thành và đạt kết quả tốt, quân đội có thể sẽ nhận được các tên lửa Stinger phiên bản mới. Quyết định biên chế các tên lửa mới này có thể sẽ bắt đầu vào tháng 02.2019 sau khi Bộ tư lệnh Thử nghiệm và Đánh giá công bố báo cáo, ông Leonard cho biết.

Nguyên mẫu tên lửa Stinger, nổi tiếng trên chiến trường Afghanistan, tiêu diệt các mục tiêu đòi hỏi độ chính xác cao do sử dụng bộ phận kích nổ do va chạm. Mục tiêu bay không người lái, thường có quỹ đạo bay không thể đoán trước, khiến các tên lửa Stinger gặp khó khăn lớn trong tiếp xúc.

Đầu đạn kích nổ từ xa phi tiếp xúc cho phép tên lửa Stinger có thể tiếp cận trong phạm vi gần mục tiêu, phát nổ tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi sát thương của đầu đạn nổ phá mạnh.

Giám đốc Wayne Leonard cho biết: khi quân đội Mỹ phê chuẩn tiếp nhận nhận tên lửa Stinger vào biên chế vũ khí trang bị, điều này sẽ kích hoạt Chương trình Kéo dài thời gian phục vụ tên lửa trong thời hạn 5 năm (Service Life Extension Program – SLEP).

Chương trình này sẽ nâng cấp hiện đại khoảng 5.000 tên lửa Stinger hiện đang lưu trữ trong kho vũ khí thêm khoảng 5 năm. Trong đó bao gồm nâng cấp các đầu đạn hiện có, thay thế động cơ phản lực cũ, thay thế các hộp khí gas đã lỗi thời. Dự chi ngân sách 5.000 tên lửa trong thời hạn 5 năm khoảng 270 triệu USD.

Đại tá Chuck Worshim, giám đốc quản lý dự án thuộc Văn phòng tên lửa và không gian dự án CMDS phát biểu với Defense News trong một cuộc phỏng vấn ngày 07.09 cho biết: Việc quân đội Mỹ chấp thuận nhận nâng cấp, cải tiến tên lửa Stingers trong việc bảo vệ lực lượng Mỹ và đồng minh không phải là một chiến công nhỏ.

Chương trình đã thành công chỉ trong một năm sau khi nhận được một khoản tiền mới để thực hiện dự án.

Ông Worshim cho rằng, những nâng cấp, cải tiến này không chỉ làm tăng khả năng kỹ chiến thuật của Stinger mà kéo dài thời gian phục vụ của tên lửa thêm 10 năm nữa. Chương trình SLEP sẽ được thực hiện tại Nhà máy sản xuất đạn được quân đội McAlester ở Oklahoma.

Theo Worshim, chỉ trong vòng ba tháng sau khi phê chuẩn biên chế trang bị, CMDS sẽ có khoảng 500 tên lửa Stinger hiện đại, có thể triển khai bất cứ nơi nào quân đội Mỹ cần thiết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại