Để phát triển vũ khí các quốc gia thường “bắt chước” nhau và cố gắng trang bị cho chúng những tính năng tốt nhất để vượt qua các loại vũ khí tương tự của các nước khác.
Hiện nay Nga đang cố gắng thay đổi cách tiếp cận này để tạo ra các loại vũ khí độc đáo. Về công nghệ, so với các đối thủ ở nước ngoài thì vũ khí của Nga thường hơn hẳn chúng về hầu hết các tính năng.
Trong đó phải kể loại máy bay tiêm kích đa năng, cơ động cao thế hệ 4++ Su-35 hơn hẳn máy bay tiêm kích - bom thế hệ thứ 5 Lockheed Martin F-35 Lighning II của Mỹ.
F-35 và Su-35 là những máy bay hiện đại nhất đang hoạt động hiện nay của Mỹ và Nga
Lưu ý rằng, chiếc máy bay thế hệ 4++ trong mô hình của Su-35 mang các tính năng kỹ thuật của máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm. Đặc biệt khi so sánh cụ thể các tính năng của tiêm kích thế hệ 4++ cho thấy chúng hơn hẳn người “anh lớn” của mình.
Tuy nhiên chúng đều có những nhược điểm nhất định. So với F-35, Su-35 của Nga sẽ thua về khả năng tàng hình trước radar của đối phương, công nghệ tàng hình trên máy bay tiêm kích của Nga sẽ có khoảng bề mặt phản chiếu sóng radar 12 mét vuông.
Trong khi đó ở F-35 có cấu tạo hình học đặc biệt của khung máy bay và thiết bị hấp thụ tín hiệu đã được phát triển làm cho khả năng tàng hình F-35 cao hơn.
Ngoài ra, một số nhà bình luận cho rằng, Su-35 của Nga có công nghệ ăng ten quét mạng pha thụ động kém hơn. Tuy nhiên trong thực tế nếu đây là nhược điểm thì tiêm kích Su-35 sẽ thất bại.
Các chuyên gia hoài nghi nói rằng, phiên bản của Nga là thế hệ đi trước bởi vì sự phát triển của F-35 bắt đầu muộn hơn: Lựa chọn thiết kế F-35 đã diễn ra trong năm 2001 trong khi việc lắp ráp để thử nghiệm lần đầu của máy bay Su-35 đã hoàn thành vào mùa hè năm 2007.
Đặc biệt hơn phòng thiết kế của Mỹ do Lockheed Martin phát triển và việc thiết kế cho máy bay tiêm kích - ném bom tương lai được sự hỗ trợ bởi phòng thiết kế máy bay mang tên Yakovlev.
Do đó những kiến thức và kinh nghiệm của các Kỹ sư Nga đã quyết định đến cấu trúc tương lai của F-35. Ngoài ra, việc bắt đầu đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II muộn hơn một năm so với Su-35. Lần lượt là từ 31/7/2015 và 12/2/2014.
Thiết kế của Lockheed Martin F-35 Lightning II đã nhận được những đánh giá tiêu cực của các nhà phê bình kể từ khi ra đời.
Mặc dù thực tế các máy bay chiến đấu này đã phát triển thành công lên thế hệ thứ năm, và đến nay chỉ có Hoa Kỳ làm được điều này. Nhưng các máy bay của Mỹ “thua” về tổng trọng lượng và số lượng vũ khí, tốc độ sau đốt trong và khả năng cơ động.
Đó là lý do tại sao Trung tâm phân tích Air Power Australia đã nhiều lần tuyên bố rằng chiếc F-35 không đáp ứng được các yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm vì trọng lượng của nó không thể làm cho nó bay ở tốc độ siêu thanh mà không sử dụng đốt sau.
Sau khi huấn luyện và chiến đấu ở một số nhiệm vụ F-35 cũng có mức độ “sống sót” khá thấp. Trong khi chi phí phát triển chúng lại rất lớn.
Ngay cả tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chỉ trích xung quanh chương trình sản xuất F-35 và nói rằng, nếu mô hình không cải thiện và không giảm được giá, ông sẽ lựa chọn loại máy bay tiêm kích tốt hơn.
Như vậy trên F-35 có hai nhược điểm còn tồn tại là thiếu hiện đại hoá và một chiếc máy bay có khối lượng lớn liên tục mắc nhiều lỗi về cấu tạo cũng như sự đồng bộ của các hệ thống, trong khi đó tiêm kích Su-35 của Nga có một nhược điểm là khả năng tàng hình kém hơn.
Trong cuộc không chiến thực tế giữa chúng để tìm chiếc máy bay giành chiến thắng thì không thể khẳng định bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.