Cuộc chiến giành Bắc Cực: "Át chủ bài" Gấu Nga đã có, Mỹ-NATO còn cứ nhăm nhe?

QS |

"Quân đội Nga rất cần tới loại vũ khí vô cùng đặc biệt này" - ông Igor Korotchenko nhận định.

Nhìn vào bản đồ thế giới, người ta dễ dàng bỏ sót một chi tiết: Khoảng cách ngắn nhất giữa Mỹ và Nga là băng qua vùng Bắc Cực. Điều này sẽ được cuộc chiến giành vị thế sắp tới tại Bắc Cực chứng minh là vô cùng quan trọng.

Cuộc chiến giành Bắc Cực: Át chủ bài Gấu Nga đã có, Mỹ-NATO còn cứ nhăm nhe? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (fort-russ.com)

Tháng 5 năm ngoái, trong cuộc duyệt binh thường niên trên Quảng trường Đỏ, quân đội Nga đã ra mắt các hệ thống tên lửa “Bắc Cực”. Nhưng khi ấy, mục đích hoạt động của chúng chưa được công bố rõ ràng.

Hồi đầu tuần này, quân đội Nga đã tiếp nhận trước dự kiến lô tên lửa phòng không Tor-M2DT “phiên bản Bắc Cực” đầu tiên. Theo ông Igor Korotchenko - Tổng biên tập tạp chí Natsionalnaya Oborona (Russian National Defense) - quân đội Nga rất cần tới loại vũ khí vô cùng đặc biệt này.

Phiên bản Bắc Cực của hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2DT đã được điều chỉnh để hoạt động được ở nhiệt độ cực thấp, mà không làm giảm các tính năng kỹ-chiến thuật.

Hệ thống Tor mới sẽ giúp tăng cường đáng kể an ninh cho các căn cứ và cơ sở quân sự của Nga ở Bắc Cực, cũng như phòng hộ các khu vực hoạt động ven biển của Hạm đội Biển Bắc. Điều này vô cùng cần thiết, xét tới mức độ quan trọng của yếu tố địa chính trị trong khu vực” - ông Korotchenko nói.

Cuộc chiến giành Bắc Cực: Át chủ bài Gấu Nga đã có, Mỹ-NATO còn cứ nhăm nhe? - Ảnh 2.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2DT

Theo vị chuyên gia, do Bắc Cực đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với vị thế địa chính trị của Nga nên việc chế tạo ra phiên bản Bắc Cực của các loại vũ khí khác có thể mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Điều tình cờ là “gia đình” hệ thống phòng không Tor lại có một tiềm năng “khổng lồ” để có thể tiếp tục hiện đại hóa sâu hơn nữa.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2DT là phiên bản Bắc Cực của hệ thống Tor-M2.

Nó được chế tạo trên khung gầm xe việt dã bánh xích vượt mọi địa hình DT-30, có khả năng bảo vệ không phận trong vùng bán kính không dưới 15km trước các phương tiện đường không của đối phương.

Một số khí tài Bắc Cực khác đang được Nga phát triển gần đây là tổ hợp pháo/tên lửa cơ động Pantsir-AS. Nó được trang bị hệ thống phát hiện và theo dõi mục tiêu đa chiều, pháo bắn nhanh và các tên lửa phòng không hiện đại, cho phép loại bỏ một cách an toàn các mục tiêu đường không trong bán kính 20km.

Ông Korotchenko cho rằng, các hệ thống trên sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh nhiều quốc gia đối thủ của Nga, như Mỹ và Anh, đang nhăm nhe nhiều hơn tới tuyến đường phương bắc này.

Thử nghiệm hệ thống phòng không Bắc Cực TOR-M2DT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại