Cùng mất 1 chân do tai nạn, 2 nạn nhân khiến bằng hữu kẻ ủ dột, người cười vui: Lý do ai cũng nên ngẫm

Nguyễn Nhung |

Cùng bị mất 2 chân nhưng hai nạn nhân lại khiến bạn bè người thân đến thăm có hai trạng thái cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

Sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc, hai nạn nhân may mắn sống sót nhưng đều vĩnh viễn mất đi một chân. Khi bạn bè người thân đến thăm, hai người có hai trạng thái cảm xúc hoàn toàn khác nhau.

Một người nói với bạn bè và người thân của anh ta rằng: "Mặc dù giữ được mạng sống nhưng mất một chân rồi, những ngày sau không biết phải sống thế nào đây."

Nghe người này nói xong, nét mặt anh ta và bạn bè người thân, ai nấy đều ủ dột, u ám.

Người còn lại thì nói: "Mặc dù mất một chân nhưng may vẫn còn giữ được mạng sống, còn được sống là được rồi."

Nghe anh ta nói xong, nét mặt mọi người dãn ra, vui vẻ, lạc quan, đầy tự tin vào tương lai.

Cùng một hoàn cảnh sống, tại sao lại có hai cảm xúc khác biệt nhau đến vậy? Vấn đề nằm ở chữ "nhưng" vẫn thường xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.

Cùng mất 1 chân do tai nạn, 2 nạn nhân khiến bằng hữu kẻ ủ dột, người cười vui: Lý do ai cũng nên ngẫm - Ảnh 1.

"Nhưng" có lẽ là từ chuyển tiếp mà ai trong chúng ta cũng biết. Đặt ở giữa câu, nó có tác dụng chuyển ý giữa hai vế trước và sau nó. Nhưng chuyển tiếp theo phương hướng nào thì phải nhìn vào tư tưởng của người dùng từ đó.

Ví dụ, nói đến nhân sinh, có thể nói rằng:  "Nỗ lực cả một đời người nhưng cũng chẳng làm nên việc gì"; cũng có thể nói rằng: "Mặc dù chẳng làm nên việc gì nhưng đã nỗ lực hết sức rồi nên cũng không hổ thẹn với lương tâm."

Hay như khi nói đến con cái, có thể nói: "Bọn trẻ có tâm tính tốt, sức khỏe tốt nhưng công việc chưa tốt"; cũng có thể nói: "Bọn trẻ mặc dù công việc chưa tốt nhưng tâm tính tốt, sức khỏe tốt…"

Chữ "nhưng" ngoài mục đích chuyển ý, còn biểu thị thứ sẽ xuất hiện sau cùng sau khi chuyển ý, đó mới là điểm quan trọng.

Theo các nhà tâm lý học, tư duy của con người có tính khuynh hướng khác nhau: Có người quen với lối tư duy tiêu cực, cũng có người quen với lối tư duy tích cực.

Người có tư duy tiêu cực thường nghĩ đến mặt u ám của sự việc, cho dù đối diện với một cơ hội tốt cũng vẫn lo lắng không yên, cho dù là đang ở dưới ánh mặt trời rực rõ cũng luôn nhìn thấy bóng tối.

Ngược lại, người có tư duy tích cực thường nghĩ đến mặt tích cực của sự việc, ở trong hoạn nạn họ cũng vẫn biết cách nắm bắt cơ hội, ở trong bóng tối vẫn nhìn thấy mặt trời.

Chữ "nhưng" đặt ở những trạng thái khác nhau sẽ thể hiện nhân sinh khác nhau, dùng nó thế nào cho tích cực, đó là một sự khôn ngoan mà phải trau dồi, tu dưỡng mới có được.

Thường xuyên dùng chữ "nhưng" để thay đổi góc nhìn, chúng ta sẽ nhìn thấy hai mặt của cuộc sống, để chúng ta không rơi vào lối suy nghĩ cực đoan. Như thế, tâm mới không còn vướng oán than trách móc, mới có thể tĩnh lặng để cân bằng, từ đó mới có một cuộc sống thoải mái, tự tại hơn.

Rõ ràng, sự khác biệt trong cách tư duy của mỗi người sẽ dẫn đến những cách làm khác nhau, hành vi khác nhau, và mỗi một bước đi sẽ dẫn đên những cuộc đời hoàn toàn khác nhau, vận mệnh hoàn toàn khác nhau.

Như trường hợp hai nạn nhân bị tai nạn giao thông trong câu chuyện phía trên. Một người đóng đinh với suy nghĩ mất một chấn rồi, cuộc đời về sau sẽ khó khăn bế tắc. Theo lỗi suy nghĩ đó, chính anh ta sẽ khiến cuộc đời mình bế tắc, không lối thoát.

Ngược lại, người lạc quan cho rằng còn sống là may lắm rồi, vui vẻ chấp nhận sự thật rằng mình đã mất một chân, về sau anh sẽ trân trọng cuộc sống hơn, cuộc sống tự nhiên sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với người cùng cảnh ngộ với mình.

Cùng mất 1 chân do tai nạn, 2 nạn nhân khiến bằng hữu kẻ ủ dột, người cười vui: Lý do ai cũng nên ngẫm - Ảnh 3.

Từ ví dụ trên, chúng ta đều nhận ra rằng: Tư duy sẽ quyết định chính cuộc đời mỗi con người.

Để thay đổi bản thân, đơn giản, hãy thay đổi cách tư duy. Chỉ cần nghĩ đến những điều tích cực, tốt đẹp, cuộc đời sẽ tự nhiên nở hoa thơm ngát.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại