Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì?

Quân sự |

Chiếc máy bay đang bốc cháy cách căn cứ không quân vài km và phi công sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiến thắng.

70 năm trước, vào ngày 5 tháng 8 năm 1939, trong trận chiến trên sông Khalkhin Gol, phi công Liên Xô Mikhail Yuyukin đã thực hiện cú bổ nhào tử thần đầu tiên trong lịch sử.

Ông đã đưa chiếc máy bay ném bom bị hư hại do hỏa lực phòng không đâm thẳng vào vị trí của quân đội Nhật Bản. Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiến công của Mikhail Yuyukin đã được lặp lại nhiều lần bởi các phi công Liên Xô. Sau đây là bài viết của Sputnik về những cú bổ nhào nổi tiếng nhất.

Lấy thân mình tấn công vị trí của địch

Đến năm 1932, Nhật Bản đã thành lập Mãn Châu quốc - quốc gia bù nhìn trên lãnh thổ Trung Quốc bị chiếm đóng. Quân đội Nhật Bản thường xuyên hiện diện ở đó.

Với sự hỗ trợ của Tokyo, Mãn Châu quốc đòi Mông Cổ phải di chuyển cột mốc biên giới vài chục km. Ulan Bator phải đối mặt với nguy cơ cuộc xâm lược quân sự, vì thế họ đã hướng tới Matxcơva yêu cầu sự giúp đỡ. Các đơn vị Hồng quân đã được điều động đến biên giới Mông Cổ.

Vào mùa xuân năm 1939, sau nhiều vụ khiêu khích của Nhật Bản, những vụ bắt tù binh và đấu súng gần sông Khalkhin-Gol, đã bắt đầu Chiến tranh biên giới Xô-Nhật.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 1.

Quân đội đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công ở khu vực gần sông Khalkhin-Gol, năm 1939 (© Sputnik / Viktor Temin)

Đây là cuộc chiến ngắn, nhưng đẫm máu. Các hành động chiến sự đã tiến hành cả trên mặt đất và trên không. Các phi công Nhật Bản đã vượt trội về số lượng so với Liên Xô và có nhiều kinh nghiệm hơn. Trong vài ngày đầu của cuộc xung đột, nhóm quân Liên Xô đã mất 15 máy bay, trong khi đó Nhật Bản chỉ mất một chiếc.

Để cân bằng lực lượng quân sự, ban lãnh đạo Liên Xô đã thông qua quyết định gửi đến mặt trận nhóm phi công Át chủ bài xuất sắc đã trải qua cuộc chiến tranh ở Tây Ban Nha. Họ đã đào tạo các phi công trẻ của Mông Cổ và Liên Xô, đã phát triển chiến thuật chiến đấu, tổ chức lại và cải thiện hệ thống quan sát và liên lạc.

Một trong những phi công trẻ là Mikhail Yuyukin, 27 tuổi. Chính ủy của tiểu đoàn máy bay ném bom số 150 đã tốt nghiệp trường hàng không Stalingrad trong năm 1936. Trận không chiến đầu tiên đã diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 1939. Và trận không chiến cuối cùng - vào ngày 5 tháng 8 cùng năm.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 2.

Phi công Mikhail Yuyukin. Ảnh: Public Domain

Vào ngày hôm đó, chiếc máy bay của Yuyukin đã ném bom xuống các vị trí của quân đội Nhật Bản gần thị trấn Halun-Arshan. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, máy bay lên đường về căn cứ, nhưng bị tấn công trước hỏa lực phòng không.

Động cơ bên trái đã bốc cháy. Yuyukin đã cố gắng dập tắt ngọn lửa bằng những thao tác, nhưng chiếc máy nhanh chóng mất độ cao. Anh đã nhận thức được rằng, máy bay không thể bay về căn cứ.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 3.

Máy bay ném bom SB-2M-103. © Sputnik / Pavel Lvov

Yuyukin đã ra lệnh cho phi hành đoàn - hoa tiêu Alexander Morkovkin và xạ thủ Pyotr Razboinikov – phải nhảy dù. Rồi anh đã đưa chiếc máy bay bị bốc cháy vào nơi tập trung quân đội Nhật Bản.

Cho đến giây phút cuối cùng phi công đã điều khiển máy bay ném bom để cú bổ nhào gây ra thiệt hại lớn nhất có thể cho kẻ thù. Máy bay đã đâm vào các đội bộ binh và thiết bị quân sự. Dù không có dữ liệu chính xác về những mất mát của người Nhật, nhưng rõ ràng đây là hàng chục binh lính.

Trong số các thành viên phi hành đoàn chỉ có Morkovkin còn sống sót. Sau khi hạ cánh bằng dù, anh đã trở về phi đội sau một ngày đêm. Xạ thủ Pyotr Razboinikov đã chết cùng với người chỉ huy.

Vào tháng 8 năm 1939, theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô, Mikhail Yuyukin được truy tặng Huân chương Lenin, và hai thành viên của phi hành đoàn Morkovkin và Razbonikov được tặng Huân chương cờ đỏ vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 4.

Những người anh hùng của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. © Sputnik / Iliya Pitalev

Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, cú bổ nhào tử thần đã trở thành một trong những biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng của các phi công Liên Xô . Nikolai Gastello là một trong những phi công đầu tiên lập chiến công này.

Theo tài liệu chính thức, vào ngày 26 tháng 6 năm 1941, nhóm máy bay ném bom DB-3f đã thực hiện một cuộc tấn công bằng bom vào chuỗi cơ giới của Đức trên đường tới Minsk. Trong phi đội này còn có 2 máy bay ném bom khác. Nhưng, chiếc máy bay của chỉ huy phi đội Nikolai Gastello đã bị trúng đạn phòng không.

Gastello đã ra lệnh cho hai máy bay khác trở về căn cứ, trong khi máy bay của anh bổ nhào vào đoàn xe làm nổ tung các xe tăng và xe hơi của phát xít. Một tháng sau, Nikolai Gastello được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, các thành viên khác của phi đội đã được tặng Huân chương chiến tranh Vệ quốc hạng 1.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 5.

Bức tranh chiến công của Gastello. © Sputnik / Anatoly Sergeev-Vasiliev

Điều đáng chú ý, trong một thời gian dài, phi công Gastello được coi là người đầu tiên thực hiện cú bổ nhào tử thần. Tuy nhiên, trước đó đã có những trường hợp khác, và ở đây nói không chỉ về chiến công của Yuyukin.

Trong cuộc chiến tranh Xô viết - Phần Lan, vào tháng 3 năm 1940, phi công Konstantin Orlov đã đưa chiếc máy bay bị bốc cháy đâm vào vị trí của quân đội Phần Lan.

Và vào ngày 22 tháng 6 năm 1941- ngày đầu tiên của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - phi công Pyotr Chirkin, người chỉ huy trung đoàn không quân, đã tấn công vào một mục tiêu trên mặt đất. Tính tổng công, hơn hai trăm phi hành đoàn đã lập chiến công thực hiện cú bổ nhào tử thân.

Các phi công Liên Xô cũng đã thực hiện cú bổ nhào kiểu khác – tấn công vào mục tiêu trên không. Theo các nghiên cứu, trong những năm chiến tranh, các phi công đã thực hiện khoảng 600 cú bổ nhào kiểu này. Họ đã làm như vậy sau khi hết sạch đạn dược và mục tiêu phải bị tiêu diệt bằng bất cứ giá nào.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 6.

Bức tranh chiến công của của Thiếu úy Talalikhin. © Sputnik / Anatoly Sergeev-Vasiliev

Luận cứ cuối cùng

Ở phương Tây, cú bổ nhào được coi là một động thái quá rủi ro và tốn kém trong không chiến. Một trong những cú bổ nhào nổi tiếng trong những năm Thế chiến thứ hai là chiến công của phi công Mỹ Richard Fleming.

Trong trận chiến Midway năm 1942 , ông đã đưa chiếc máy bay ném bom bị hư hại bổ nhào vào đuôi tàu tuần dương hạng nặng Mikuma của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Sau chiến tranh đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh vụ việc này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây không phải là cú bổ nhào.

Tuy nhiên, Fleming đã đi vào lịch sử với tư cách là người Mỹ đầu tiên thực hiện chiến công này. Ông đã được truy tặng Huân chương Danh dự (Medal of Honor) là phần thưởng cao quý nhất được trao cho quân nhân Mỹ.

Nhật Bản cũng đã thành lập các phi đội cảm tử Kamikaze. Phi công Kamikaze được tôn kính trong quân đội Nhật Bản, họ có phù hiệu riêng - họ đeo thắt lưng hoặc băng đô đặc biệt. Kamikaze được đào tạo bằng một kỳ luật rất nghiêm ngặt.

Ngày nay thật khó để tưởng tượng rằng, bất kỳ phi công nào sẵn sàng thực hiện cú bổ nhào tử thần. Các phi cơ chiến đấu đều có sẵn nhiều hệ thống vũ khí để tiêu diệt máy bay địch và các mục tiêu mặt đất. Nhưng, sau Thế chiến thứ hai , cũng đã ghi nhận một số trường hợp như vậy.

Vào tháng 11 năm 1978, đại úy Gennady Eliseev đã thực hiện cú bổ nhào đầu tiên trên máy bay siêu thanh, đâm thẳng vào trinh sát cơ RF-4E của Iran, ngăn đối phương trở về với dữ liệu do thám.

Máy bay trinh sát vi phạm không phận Liên Xô đã né được tên lửa không đối không do Eliseev phóng. Phi công muốn khai hỏa pháo tự động để hạ mục tiêu, nhưng khẩu pháo lại bị kẹt đạn. Sau đó đại úy Eliseev tăng tốc, lao thẳng tiêm kích của mình vào đuôi chiếc trinh sát cơ khi cả hai máy bay đang ở tốc độ siêu thanh.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 8.

Trinh sát cơ RF-4E của Iran. Ảnh: Public Domain

Cả hai máy bay đều rơi xuống đất. Eliseev không kịp nhảy dù, tiêm kích của anh vỡ tan trên không, còn các phi công Iran hạ xuống bằng dù, nhưng trên mặt đất, họ đã gặp những người lính biên phòng.

Vào tháng 7 năm 1981, phi công Valentin Kulyapov lái máy bay chiến đấu Su-15TM đã đâm vào chiếc máy bay vận tải CL-44 xâm nhập không phận Liên Xô.

Do không có khả năng sử dụng vũ khí tên lửa, máy bay của Kulyapov đã đâm vào chiếc CL-44 làm chiếc máy bay mất lái. Phi công đã kịp nhảy dù xuống đất an toàn. Còn chiếc máy bay vi phạm không phận Liên Xô bị rơi xuống đất, toàn bộ tổ lái tử vong.

Cú bổ nhào tử thần: Phi công quân sự cảm tử đề làm gì? - Ảnh 9.

Máy bay tiêm kích - đánh chặn Su-15. © Sputnik

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại