Từ lâu, Bangladesh vẫn được coi là một nước đi sau tại khu vực Nam Á nói riêng và trên toàn châu Á nói chung. Tại thủ đô Dhaka, tỷ lệ người lao động nghèo phải sống trong các khu ổ chuột rất cao.
Họ phải chấp nhận làm đủ mọi nghề để kiếm sống, kể cả công việc lặn ngụp trong những ống công đen xì để khơi thông đầy vất vả và nguy hiểm.
Với nhiều người, dù có trả bao nhiêu tiền chắc họ cũng không dám làm. Nhưng khi không còn lựa chọn nào khác, họ đành phải chấp nhận vì cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn, như người đàn ông này.
Đây có lẽ là công việc vất vả nhất thế giới: dọn dẹp cống thoát nước.
Chẳng biết tên tuổi, người-đàn-ông-moi-cống này cũng như bao công nhân làm nghề vất vả này tại Tập đoàn thành phố Dhaka phải lặn ngụp dưới những ống cống suốt ngày mà chẳng có thiết bị gì bảo vệ. Chỉ với một que dài, họ lặn xuống những khu vực cống bị tắc để thông dòng.
Không bịt mắt, không quần áo bảo hộ, không kính che mắt hay bất cứ thứ gì; cơ thể họ phải tiếp xúc trực tiếp với rác thải, nước cống và vô vàn chất độc hại.
Những người thợ phải lặn ngụp trong cống nước mà không có lấy đồ gì bảo hộ.
Tại thành phố với khoảng 14 triệu dân, do cơ sở thoát nước và hạ tầng còn yếu kém nên cứ đến mùa mưa, tình trạng ngập lụt, tắc cống lại xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy, công việc của họ lại càng vất vả.
Dù đã có nhiều cảnh báo về các ca tử vong liên quan tới công việc vất vả này, những người thợ lặn vẫn không được trang bị các dụng cụ cần thiết để có thể bảo vệ bản thân. Họ vẫn chấp nhận để có thể kiếm sống không chỉ cho mình mà cả gia đình. Thế mới thấy, đời mưu sinh vất vả biết nhường nào...
Công việc của họ vô cùng vất vả và độc hại.
Không có lấy một trang thiết bị bảo hộ nào ngoài chiếc gậy dài để khơi thông cống.
Nhiều trường hợp tử vong liên quan tới công việc này đã được ghi nhận.
Tuy nhiên, những lao động nghèo vẫn chấp nhận làm việc này để kiếm sống.
Công việc thông dòng nghe tưởng chừng đơn giản mà vô cùng vất vả.
Hóa chất độc hại, mùi hôi thối và những mầm bệnh khiến nhiều người tử vong.