Giúp cha già đã khuất trả nợ, người con trai không ngờ có ngày nhận được khối tài sản lớn

Diệp Anh |

Câu chuyện của một luật sư dưới đây có lẽ cũng là một bài học dành cho nhiều người trong chúng ta

Vào tháng trước, sau khi lo xong hậu sự cho bố, anh Phương (Đài Loan, Trung Quốc) cùng hai anh trai mới bàn đến di sản của ông cụ.

Một trong hai người anh khi đó đã lấy ra một số giấy tờ có liên quan đến việc phân chia tài sản thừa kế cho các con. Số tiền tiết kiệm mà b anh Phương để lại không nhiều, cộng thêm đó là một ít cổ phiếu. Ông cụ không đứng tên món bất động sản nào.

Cả ba anh em anh Phương cũng biết lúc còn sống, bố mình có vay một khoản tiền 5 triệu Đài tệ (khoảng 3,75 tỉ đồng), tháng nào cũng phải trả lãi. Về số nợ này, ba anh em mỗi người bảo lưu một quan điểm khác nhau.

Anh Phương cho rằng cả ba nên cùng chung tay trả nợ cho bố nhưng hai người anh cho rằng nợ của ai người ấy trả. Nếu món nợ lớn hơn di sản bố để lại, thà rằng ra tòa nhờ luật pháp từ chối quyền thừa kế, tránh rắc rối sau này.

Giúp cha già đã khuất trả nợ, người con trai không ngờ có ngày nhận được khối tài sản lớn - Ảnh 1.

Trong ba anh em trai, chỉ có anh Phương chấp nhận lo trả món nợ do người cha quá cố để lại. Ảnh minh họa.

Làm như vậy là có lỗi với bố nhưng hai người anh vẫn kiên quyết nhờ tòa án từ bỏ quyền thừa kế. Duy chỉ có anh Phương chấp nhận đứng ra lo trả nợ cho người cha quá cố.

Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, vài tháng sau đó, trong lúc dọn dẹp lại phòng sách của bố, anh Phương phát hiện một số lượng chứng khoán lớn không ký tên, trị giá lên đến 30 triệu Đài tệ, lớn gấp 6 lần số nợ mà ông để lại sau khi qua đời.

Theo lẽ thường, đây cũng là một phần di sản mà ông cụ để lại và các con có quyền được hưởng. Thế nhưng, vì hai người anh đã từ bỏ quyền thừa kế nên về mặt pháp luật, họ không có bất cứ quyền lợi nào liên quan đến số cổ phiếu trên.

Tuy nhiên, không muốn bị "mất phần", hai người anh đã quyết định nhờ đến luật sư giúp đỡ và đưa vụ việc ra tòa, với lý do trước đây không biết có số di sản này, và rằng họ chỉ nhầm lẫn về mặt động cơ khi từ bỏ quyền thừa kế, rằng nội dung phán quyết của tòa và hành vi thực tế là không liên quan..., họ muốn rút lại đề nghị ban đầu.

Nhưng luật pháp nghiêm minh, không thể xem như trò đùa. Phán quyết công tâm một khi đã đưa ra thì không thể thay đổi.

Hồi kết của câu chuyện phải chăng đây đúng là ý trời? Có lẽ là không! Bởi đây là kết quả có được từ chính sự lựa chọn của họ, sự quả quyết của họ. Có chăng, đây chỉ là sự cười nhạo của cuộc đời dành cho họ mà thôi!

Hai người anh của anh Phương lúc này có lẽ đang ôm nuối tiếc, hối hận muộn màng. Và giờ đây, những gì họ có thể nói chỉ là hai từ "giá như"...

Giúp cha già đã khuất trả nợ, người con trai không ngờ có ngày nhận được khối tài sản lớn - Ảnh 2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại