Con gái bỏ nhà đi vì nghĩ mẹ quá ghê gớm, cho đến khi mẹ mất, cô mới ân hận muộn màng

Hồng Ánh |

Bị dồn ép khiến tôi oán hận mình số khổ vì phải làm con gái của mẹ.

Tôi đã phải mất rất nhiều thời gian mới quen được với sự thực là mẹ không còn nữa. Khi bà mất, tôi không thể nào khóc nổi. Khuôn mặt của tôi bướng bỉnh đến lạ. 

Lúc đó tôi chẳng thèm để ý đến ai mà còn có suy nghĩ rất lạ: Sau này mình về nhà muộn sẽ không có ai mắng mình nữa; sau này dẫn bạn trai về nhà cũng không có ai hỏi nọ hỏi kia như đề phòng kẻ trộm nữa…

Tôi nói với bố: "Bố, con thật sự rất buồn nhưng con không khóc nổi."

Ông khẽ vỗ lên tay tôi nói: "Đừng hận mẹ con. Mẹ muốn tốt cho con thôi."

Thực ra tôi chưa bao giờ hận mẹ. Tôi chỉ thấy bà phiền thôi. Bị dồn ép khiến tôi oán hận mình số khổ vì phải làm con gái của mẹ nhưng tôi chưa bao giờ hận bà.

Người mẹ ghê gớm điển hình nhất

Tôi chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu của mẹ dành cho mình, chỉ là tôi không hiểu lắm cách bà yêu mình.

Hồi lên cấp 2, mẹ đã tìm cho tôi 5 gia sư: Thứ 2 học thêm toán, thứ 3 học tiếng Anh, thứ 4 ngữ văn, thứ 5 hóa học, thứ 6 vật lý. 

Hàng ngày tôi đều phải học phụ đạo ít nhất 2 tiếng, còn toán và tiếng Anh thì phải học thêm 3 tiếng. Mẹ đặt ra thời gian biểu cho tôi rất nghiêm khắc: ngủ dậy 10 phút, ăn cơm 15 phút, xem tin tức 30 phút… 

Ngày nào tôi cũng phải chạy theo thời gian quy định.

Mỗi tháng tôi tiêu tốn hết hơn 7 triệu tiền học phụ đạo. Mỗi lần mẹ gửi tiền cho gia sư đều rất hào phóng chẳng hề chớp mắt. 

Bạn cùng bàn nghe tôi kể lại cũng trầm trồ: "Chà, nhà cậu giàu thật đấy!" Tôi "xì" một tiếng. Nhưng cậu ấy lại nói: "Có điều nếu tớ phải sống như vậy, tớ sẽ phát điên mất, ít nhất thì cũng sẽ bỏ nhà đi."

Con gái bỏ nhà đi vì nghĩ mẹ quá ghê gớm, cho đến khi mẹ mất, cô mới ân hận muộn màng - Ảnh 1.

Bỏ nhà đi

Không phải tôi thật sự muốn bỏ nhà đi. Tôi chỉ muốn dọa mẹ mình chút thôi.

Tôi còn để lại một bức "di thư": Mẹ, con không muốn cuộc sống của mình ngoài học ra chỉ có học. Con sinh ra đâu phải chỉ để thi vào đại học. Là bố đã tìm thấy tôi. Ông lái xe taxi cùng đồng nghiệp "lùng bắt" khắp phố lớn ngõ nhỏ. Cuối cùng tôi đã "sa lưới". 

Ngồi trên xe, bố bảo về sẽ "đàm phán" với mẹ giúp tôi. Ông cũng cho rằng yêu cầu của bà đối với tôi là quá nghiêm khắc. Mắt mẹ đỏ au, hình như bà đã khóc. Tôi nghĩ chắc mẹ mình đã hối hận. Tôi đã phải bỏ nhà đi mà.

Nhưng tôi không ngờ thứ đợi tôi lại là một trận đòn.

Mẹ cầm một chiếc roi mây. Khi chiếc roi vụt vào tay, tôi cũng không dám tin bà có thể làm thế. Lòng bàn tay đau như lửa đốt nhưng tôi không khóc, mắt nhìn về phía trước nuốt uất ức.

"Con dám bỏ nhà đi nữa không? Nói, dám không?"

Tôi không nói, roi mây lại vụt xuống.

Bố vội giật lấy chiếc roi trong tay mẹ, giọng bà đột nhiên cao thêm vài decibel: "Hôm nay không ai ngăn được tôi hết. To gan đến vậy. Nếu nó bị kẻ xấu bắt đi thì phải làm thế nào?"

Đến đêm, tay đau không ngủ được, tôi đi vệ sinh hết lần này đến lần khác. Bỗng tôi nghe thấy tiếng khóc thút thít của mẹ, còn cả tiếng bố khẽ an ủi mẹ. 

Tôi chợt cảm thấy rất vui, thậm chí niềm vui đó còn nhấn chìm cả cảm giác đau của mình. Hóa ra khi đánh tôi, mẹ cũng đau lòng.

Tay tôi bị đau không thể viết nhưng không có nghĩa tôi được nghỉ học phụ đạo. Mẹ nói: "Không viết được thì học thuộc." 

Khi tôi thường xuyên phải học thuộc câu nào đó thì cảm giác bất lực lại xuất hiện như thể âm thanh phát ra không phải là của tôi mà là từ một chiếc máy ghi âm bật đi bật lại.

Sau đó tôi đã khuất phục vì mẹ thật sự quá ghê gớm.

Kỳ nghỉ đông lớp 11, vì môn toán không thi được thứ nhất, mẹ đã dành cả tuần nghỉ đó để chế nhạo, cằn nhằn tôi liên tục, còn sức phản kháng của tôi lại vô cùng yếu ớt.

Có lúc tôi còn thầm cảm thấy lạ, ai cho mẹ niềm tin mạnh mẽ như thế, nhất định phải nhào nặn tôi theo ý mẹ muốn sao?

Nổi dậy

Dưới "gót sắt" của mẹ, tôi đã sống được 19 năm. Đến khi thi đỗ đại học, kiếp "nông nô" của tôi mới được giải phóng. 

Đương nhiên mẹ sẽ không dễ dàng từ bỏ ách "thống trị" của mình, bà mong tôi thi IELTS hoặc TOEFL để sau này đi du học nhưng ngoài tầm kiểm soát. 

Không có sự quản thúc của mẹ, bản tính lười biếng và ham chơi của tôi sống dậy ngay lập tức. Tôi chơi như phát điên, đời này không muốn học tiếp nữa.

Con gái bỏ nhà đi vì nghĩ mẹ quá ghê gớm, cho đến khi mẹ mất, cô mới ân hận muộn màng - Ảnh 2.

Kết thúc học kỳ 1 năm thứ nhất, tôi phải thi lại 4 môn. Mẹ tôi nghe xong suýt ngất đi. Tôi cúi mặt nhận lỗi nói: "Hay mẹ mời gia sư cho con nhé. Không biết thầy cô giảng viên đại học có đồng ý làm gia sư không?"

Trên thực tế tôi đang khiêu khích mẹ, tay của bà run run thấy rõ.

Học kỳ 2 năm thứ nhất đại học bắt đầu, mẹ đã thuê một phòng trọ gần trường học. Tôi thề chết phản đối nói, nếu bà không trả phòng về nhà thì mình sẽ thôi học. 

Cuối cùng mẹ tôi thỏa hiệp trả phòng về nhà còn tôi cũng nhượng bộ hứa ít nhất các môn đều phải từ khá trở lên.

Giờ nghĩ lại, khi đó tôi chỉ muốn chứng minh thực ra mẹ tốn công sức như thế cũng chỉ nuôi dạy được một kẻ bỏ đi. Tôi có thể đâm trúng vào tim của bà. Đau ở đâu, chọc vào đó. Tôi đâm chắc, chuẩn và ác.

Thực ra tôi biết rõ mình có thể thi vào trường đại học tốt như thế đều là nhờ sự dạy dỗ của người mẹ ghê gớm này. Với đứa trẻ lười biếng và ham chơi như tôi, nếu không dồn ép tôi từng bước thì tôi chẳng thi nổi vào đại học.

Mẹ ốm nặng

Khi đang đi công tác xa, tôi hay tin mẹ ốm. Bố nói mẹ bị ung thư vú, tôi chỉ "vầng" một tiếng. Lúc đó tôi không biết điều này nghĩa là gì. Thậm chí tôi còn ấu trĩ nghĩ rằng mẹ ghê gớm như thế, ung thư vú có là cái gì?

Phút giây nhìn thấy mẹ, tôi ngây người hoàn toàn. Sắc mặt mẹ vàng vọt, đầu bị cạo trọc, điều càng tôi không thể đón nhận nổi chính là ngực trái của mẹ phẳng lỳ. 

Thấy tôi, ánh mắt mẹ có chút đắc ý như đang nói: "Thấy chưa? Mẹ bị bệnh rồi, bệnh nan y đấy. Con vẫn còn lạnh lùng với mẹ thế sao?" T

ôi rất muốn ôm mẹ mà khóc, nói với bà rằng mình chưa từng hận bà, cầu xin bà đừng dùng cách bị bệnh để trừng phạt tôi. Nhưng tôi chỉ có thể bất lực tựa vào vai bố mà khóc òa lên.

Con gái bỏ nhà đi vì nghĩ mẹ quá ghê gớm, cho đến khi mẹ mất, cô mới ân hận muộn màng - Ảnh 3.

Từ đầu đến cuối, tôi không thể nhào vào lòng mẹ khóc một trận, đến tận lúc bà mất cũng không hề. Tôi không quen thân thiết với mẹ. 

Tôi chỉ hỏi mẹ có muốn ăn gì không, có muốn uống nước không? Tất cả đều nhạt nhẽo, chẳng hề thân thiết. 

Tôi là con gái của mẹ nhưng lúc bà mắc bệnh nặng, chúng tôi vẫn có ác cảm với. Mỗi lần nghĩ đến điều này, tôi đều cảm thấy vô cùng có lỗi, buồn không tả nổi.

Để an ủi bố, tôi cùng ông đi du lịch khắp nơi, đi xem phim. Một hôm, khi chúng tôi đang xem bộ phim "Cô nhi họ Triệu", bố tôi bỗng nói: "Chắc chắn là Trình Bột đã giết Đồ Ngạn Giả. Luôn là con cái đâm cha mẹ một nhát dao chứ làm gì có cha mẹ nào đâm con mình?"

Nước mắt tôi trào ra. Ai có thể đếm được tôi đã đâm vào tim mẹ mình bao nhiêu nhát dao khi bà còn sống chứ?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại