Dù đại dịch COVID-19 đang hoành hành, dân công sở Nhật Bản vẫn chen chúc trên các chuyến tàu điện để đến nơi làm việc. Nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi sang hình thức làm việc từ xa và tiếp tục yêu cầu nhân viên có mặt ở cơ quan.
"Sếp của tôi từng nói nếu công ty cho phép làm việc từ xa, nhân viên sẽ không tập trung, thậm chí có thể vừa say xỉn vừa làm việc," The Washington Post dẫn thông tin từ một nhân viên ngân hàng.
Theo người này, khách hàng không muốn làm việc trực tiếp nhưng nhân viên vẫn phải đến văn phòng trực điện thoại.
"Sếp tôi cho rằng, nếu không đến làm việc, khách hàng sẽ nghĩ chúng tôi đang tranh thủ nghỉ ngơi. Niềm kiêu hãnh của người Nhật không cho phép điều này".
Nhật Bản vốn nổi tiếng với văn hoá làm việc quá chăm chỉ. CNN dẫn số liệu từ một nghiên cứu của Chính phủ năm 2016, 1/5 lực lượng lao động có nguy cơ làm việc đến chết. Nước này còn dành một từ riêng (karoshi) để chỉ tình trạng làm việc căng thẳng dẫn đến kiệt quệ.
Văn hoá công sở của Nhật thường theo đuổi những giá trị mang tính truyền thống. Ví dụ, các công ty đánh giá hiệu quả làm việc dựa trên khoảng thời gian nhân viên có mặt ở văn phòng. Nhiều doanh nghiệp ở nước này không buồn thiết lập quy trình làm việc từ xa vì không tin tưởng nhân viên.
"Một số nhân viên sẽ ở lại công ty đến khuya vì nghĩ rằng ông chủ có thể quay lại kiểm tra. Đây là điều thường thấy trong nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản," nhà kinh tế và chiến lược tài chính Jesper Koll cho hay.
Ngoài ra, văn hoá ra quyết định tập thể cũng khiến người Nhật không thể làm việc từ xa, theo The Washington Post. Thông thường, nhân viên cần thảo luận với đồng nghiệp và báo cáo trực tiếp với lãnh đạo về bất cứ vấn đề gì.
Giáo sư kinh tế Hisakazu Kato của ĐH Meiji bình luận, "Người Nhật không thể tự đưa ra quyết định riêng lẻ nên họ buộc phải đến cơ quan để cùng đưa ra quyết định chung".
Người Nhật xếp hàng đợi xe bus để đến nơi làm việc. Ảnh: CNN.
Văn hoá làm việc này đang ngăn cản những nỗ lực giãn cách xã hội của Nhật Bản, nơi có khoảng 80% doanh nghiệp không có khả năng cho nhân viên làm việc trực tuyến, theo dữ liệu của chính phủ năm 2019.
Ngoài ra, không ứng dụng công nghệ cũng là một nguyên nhân khiến Nhật chưa thích ứng được với xu thế làm việc trực tuyến. Trái với hình ảnh của một quốc gia phát triển, Nhật đang tụt lại phía sau các nước phương Tây trong cuộc đua đầu tư công nghệ vì tư tưởng bảo thủ.
Trên thực tế, phần lớn người Nhật không có máy tính xách tay và mạng WiFi tại nhà trong khi nhiều công ty không có VPN (mạng riêng ảo) hỗ trợ người dùng truy cập từ xa. Ở Nhật, nhiều trường học bị đóng cửa những số ít học sinh được học trực tuyến.
Một rào cản khác là Nhật đang trải qua giai đoạn già hoá dân số với khoảng 1/4 tổng dân số có độ tuổi trên 65. Nhóm người này, bao gồm những người giữ chức vụ cao, thường không am hiểu về công nghệ. Ví dụ, Bộ trưởng An ninh mạng 68 tuổi từng thừa nhận ông chưa bao giờ sử dụng máy tính trong công việc, theo The Guardian.
Mới đây, Bộ Lao động Nhật Bản cung cấp khoản hỗ trợ lên tới 77 nghìn USD để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích ứng với phương pháp làm việc từ xa.
Theo phát ngôn viên Misaki Togoshi của Hiệp hội Làm việc từ xa, đơn vị đã nhận được 25 đơn đăng ký yêu cầu hỗ trợ. "Tuy nhiên, kinh phí là có hạn nên không phải ai cũng nhận được," ông Togoshi cho biết.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở Việt Nam, hưởng ứng lời kêu gọi hạn chế ra ngoài, tụ tập đông người, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang làm việc tại nhà thông quá các giải pháp hỗ trợ làm việc trực tuyến hiệu quả.
Đảm bảo an toàn cho nhân viên là điều tối quan trọng trong giai đoạn này nhưng đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng quan trọng không kém.
Để làm được điều này, các công ty buộc phải áp dụng hệ thống các công cụ làm việc, hợp tác, quản lý, họp hội nghị trực tuyến khi nhiều nhân viên phải ở nhà.
Các ứng dụng làm việc tại nhà của nước ngoài có thể gặp phải những vấn đề như: nghẽn mạng quốc tế, kết nối không ổn định, sự cố về bảo mật… dẫn đến gián đoạn giao tiếp gây gián đoạn công việc, nghiêm trọng hơn là rò rỉ các thông tin nhạy cảm, dữ liệu quan trọng ra bên ngoài khiến doanh nghiệp rơi vào tình huống bất lợi.
Để giải quyết những vấn đề trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một công cụ giúp thiết lập toàn bộ các ứng dụng giao tiếp, hợp tác, quản lý trên hệ thống của nhà cung cấp trong nước.
Pre-built App là 1 ứng dụng giúp triển khai đầy đủ các công cụ làm việc trực tuyến như Mattermost, Jitsi, Gitlab, Redmine... ngay trên hệ thống doanh nghiệp chỉ với vài thao tác click đơn giản. Ngoài ra, còn có nhiều công cụ tiện ích phổ biến khác như: Owncloud, Nextcloud, Lamp Stack, Lemp Stack, cPanel…để doanh nghiệp lựa chọn.
Đăng ký dùng thử TẠI ĐÂY