Dựa theo kết quả từ một nghiên cứu mới thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU), nhu cầu dinh dưỡng của nhân loại đang có xu hướng tăng dần và đông dân số không phải là nguyên nhân chính dẫn đến điều này.
Cơ thể càng cao lớn thì cần ăn nhiều đồ ăn hơn và gây nên sức ép to lớn với nguồn cung thực phẩm.
Gibran Vita, thành viên thuộc chương trình sinh thái công nghệ của NTNU đã đưa ra kết luận rằng "Thứ nhất, chiều cao và cân nặng trung bình của con người đã tăng lên đáng kể. Thứ hai, dân số trung bình đang già đi."
Dựa theo số liệu thống kê, chiều cao trung bình con người hiện nay tăng gấp 1,5% so với năm 1975 và cân nặng gấp 14%.
Do dân số sống lâu hơn nên tuổi trung bình cũng cao hơn so với năm 1975. Tổng kết lại, các nhà khoa học cho rằng một người trung bình cần lượng thực phẩm nhiều hơn khoảng 6% so với thời gian trước đây.
Tại cùng thời điểm, tổng mức tiêu thụ thực phẩm của con người đã tăng vọt lên 129% với khoảng 116% từ sự bùng nổ dân số và 15% khác bắt nguồn từ việc cơ thể con người ngày càng phát triển. Nhân loại hiện tại đang phải vật lộn với việc duy trì nguồn lương thực trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mỗi thế hệ sinh ra sẽ làm gia tăng gánh nặng xã hội và lượng tiêu thụ thực phẩm càng nhiều hơn trước.