Biến "ông lão" T-72B thành siêu xe tăng T-90M: Người Nga có thể làm nên điều kỳ diệu?

Bảo Lam |

Xe tăng T-90M sắp sửa được sản xuất hàng loạt. Dự kiến đến cuối xuân - đầu hè này, lô đầu tiên gồm 30-33 chiếc sẽ được bàn giao cho Quân đội Nga.

Đó sẽ là cỗ máy không có tháp pháo được nâng cấp, mà hoàn toàn mới, điều khiến người ta phải đặt ra một loạt câu hỏi. Thú vị nhất đó là - tháp pháo mới này có thể lắp đặt được trên xe tăng T-72B hoặc T-72B3 hay không? Trông nó sẽ thế nào và sự lai cách này có kém cạnh so với cỗ xe tăng T-90 được nâng cấp hay không?

Xe tăng Т-90

Về bản chất, T-90 là biến thể nâng cấp sâu của T-72 và những chiếc sản xuất năm 1992 không khác nhiều so với T-72B sản xuất năm 1989 về lớp giáp chống đạn, nhưng thiết kế mới của hệ thống giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và hệ thống phòng vệ mềm Shtora đã làm tăng đáng kể khả năng phòng hộ của chúng.

Xe tăng T-90A vẫn còn giữ phần thân, nhưng phần tháp pháo đã có thay đổi lớn. Không dùng phương pháp đúc, nhà máy Uralvagonzavod đã ứng dụng phương pháp hàn hoàn toàn mới, giúp tăng độ cứng của lớp chống đạn thụ động lên 10-15%.

Các mẫu xe tăng này cho đến nay vẫn là một trong những cỗ xe có số lượng đông đảo nhất trong các đơn vị lục quân quân đội của Nga.

Liên quan tới xe tăng T-90M, những lời xì xào đầu tiên chỉ liên quan tới việc nâng cấp tháp pháo, còn về thiết kế mới thì gần như không được ai nhắc tới.

Cụ thể như trong tháp pháo mới, miếng khiên của nòng pháo có kích thước nhỏ hơn và các góc nghiêng của lớp giáp phía trước đã được cải tiến, chưa kể đến phần nóc đã gia cố và thiết kế tổng thể tháp pháo đã thay đổi.

Đương nhiên, tháp pháo mới này có phần sàn ở đuôi và có thể tháo ra khi cần thiết.

Biến ông lão T-72B thành siêu xe tăng T-90M: Người Nga có thể làm nên điều kỳ diệu? - Ảnh 2.

Xe tăng T-72B

Biến ông lão T-72B thành siêu xe tăng T-90M: Người Nga có thể làm nên điều kỳ diệu? - Ảnh 3.

Xe tăng T-90M

Có thể lắp tháp pháo hay không…?

Vì T-90 là biến thể nâng cấp sâu của T-72, nên nhiều đặc tính thiết kế chính vẫn còn được giữ lại - bao gồm cả hốc lắp đặt tháp pháo. Chính đó mới là rào cản chính đối với việc lắp đặt vũ khí có sức công phá mạnh hơn.

Tuy nhiên, T-72B và những biến thể đời đầu đã không có những giới hạn tương tự, bởi vì kích cỡ nòng pháo gần như không thay đổi, còn trên tháp pháo của T-90 người ta sẽ không lắp đặt khẩu pháo 125mm 2A46-M5, mà thay vào đó là 2А82-М1.

Nếu nói về những thay đổi bên trong, thì T-72, về kích cỡ, hoàn toàn tương đồng với T-90, mà điều đó có nghĩa là người ta sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào để cải tạo lại hệ thống nạp đạn bằng tay, bình nhiên liệu, bố trí máy nạp đạn tự động mới mà không cần nghĩ ra công nghệ để cải tạo,… Thậm chí lắp đặt động cơ 1.130 mã lực cũng không phải là điều gì to tát.

Nhưng T-72B với tháp pháo mới sẽ thua kém về lớp chống đạn. Dù nó có được nâng cấp thế nào thì vẫn không thể bằng T-90A chứ chưa nói tới biến thể T-90M hiện đại hơn nữa.

Biến ông lão T-72B thành siêu xe tăng T-90M: Người Nga có thể làm nên điều kỳ diệu? - Ảnh 4.

T-72B có thể lắp tháp pháo của xe tăng T-90M

Theo thông tin chưa được xác nhận, lớp giáp của thân xe có thể chịu được những cú bắn của quả đạn có khả năng xuyên 700-800m đối với đạn động năng và tới 1.000-1.200mm đối với đạn xuyên liều kép khi không có lớp phòng vệ chủ động, trong khi các chỉ số này của T-72B tương ứng chỉ là 550-600mm và 600-700mm.

Kết luận

Có thể lắp đặt tháp pháo của T-90M lên T-72 mà không làm cho ngoại hình của hai chiếc xe tăng khác nhau nhưng T-72 sẽ có khả năng bảo vệ của lớp giáp thân xe kém hơn, nhưng cũng không đáng ngại, bởi theo thống kê tỷ lệ bắn trúng tháp pháo, thậm chí bằng các hệ thống điều khiển hoạ lực hiện đại, là không cao.

Không ai trong quá khứ, cũng như hiện tại, lại cố ngắm bắn vào những vùng cụ thể của lớp chống đạn từ khoảng cách hơn 1km. Còn ngày nay, một trận đấu tăng, dù rất hãn hữu, nếu có xảy ra, thì các bên luôn ở cách xa nhau từ 1.500 – 2.000m.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại