Có pháp lực vô biên nhưng vẫn bị thanh gỗ làm chảy máu chân, Đức Phật nói ra lý do khiến các môn đồ ngạc nhiên

Khánh An |

Việc Đức Phật bị thương bởi 1 thanh gỗ đã khiến các môn đồ vô cùng thắc mắc, khó hiểu. Họ cho rằng đã là Đức Phật, sao có thể còn bị thương.

Tai nạn của Đức Phật

Vào một buổi sớm tinh mơ trời quang mây tạnh, những người khất thực ở Kalandaka Veṇuvana – một ngôi chùa thời Phật nổi tiếng ở Ấn Độ xưa vừa đi khất thực từ trong thành trở về.

Mỗi người đều đang sắp xếp lại quần áo của mình, bỗng nhiên căn phòng và mặt đất bắt đầu rung chuyển một cách bất thường. Sau đó, từ bên ngoài truyền đến tiếng ai đó thông báo rằng Đức Phật bị thương.

Mọi người không chút do dự vội vàng dừng ngay công viêc trên tay, nối tiếp nhau nhanh chóng chạy đến nơi ở của Đức Phật.

Đức Phật ngồi trong phòng, tôn giả Anan đang cẩn thận bôi thuốc và băng bó cho vết thương trên chân của Đức Phật.

Nhìn thấy trên mặt đất có một thanh gỗ nhuốm đầy máu, mọi người đều nghĩ vết thương của ngài chắc chắn là do thanh gỗ ấy gây ra.

Điều mà mọi người không hiểu chính là tại sao một thanh gỗ như vậy lại có thể khiến Đức Phật bị thương, không phải Đức Phật là người có pháp lực vô biên sao?

Vết thương ở chân của Đức Phật không hề nhẹ nên các đồ đệ luôn thay nhau túc trực bên cạch, có nhiều đệ tử vì thương Đức Phật mà đau lòng sụt sịt khóc.  

Có pháp lực vô biên nhưng vẫn bị thanh gỗ làm chảy máu chân, Đức Phật nói ra lý do khiến các môn đồ ngạc nhiên - Ảnh 2.

Tranh minh họa.

Đức Phật biết được chuyện này đã rất cảm động, ngài cười an ủi họ và nói: "Các con không cần lo lắng, vết thương nhỏ như vậy sẽ lành lại nhanh thôi.

"Đức Phật, tại sao người không thể bị thương bởi sắt thép lại có thể bị một thanh gỗ làm cho bị thương?" vài đệ tử đồng thanh hỏi.

"Đây chính là nghiệp duyên. Phàm là đất, nước, hỏa, gió, bốn yếu tố tạo nên mọi vật đều phải chịu đựng điều này. Nói ra có lẽ là câu chuyện từ rất lâu về trước rồi…"

Vừa nói đến đây thì có quốc vương Ajatashatru sau khi hay tin Đức Phật bị thương đã dẫn theo thầy thuốc nổi tiếng Jīvaka đến thăm ngài.

Quốc vương vô cùng lo lắng, vừa thở vừa chạy đến trước mặt Đức Phật. "Đức Phật, thương tích của ngài sao rồi?" quốc vương Ajatashatru nói bằng giọng run run, điều này cho thấy ông ta đang vô cùng lo sợ.

"Không sao, Quốc vương cứ yên tâm!" Đức Phật cười bảo quốc vương hãy ngồi xuống, sau đó lại nói: 

"Khi đó ta còn là một thương nhân, cùng một nhóm bạn đi thuyền ra bên ngoài làm kinh doanh, chúng ta đã lên kế hoạch rất tỉ mỉ rõ ràng, lúc thực hiện cũng rất thuận lợi nên không lâu sau đã kiếm được một khoản tiền lớn. 

Trên đường trở về, thuyền của bọn ta dừng tại một bến cảng của một thành phố vô cùng phát triển.

Sau khi lên bờ, bọn ta dường như quên mất đường về vì sự phồn thịnh của thành phố này, đặc biệt là những người con gái xinh đẹp nơi đây khiến những người bạn của ta bị mê hoặc đến thần hồn điên đảo.

Lúc ấy có một người lái thuyền tốt bụng nói với bọn ta, nếu còn không chịu đi khỏi đây, nguy hiểm sẽ giáng xuống đầu. Nguyên nhân bởi vì mỗi năm nơi này đều bị sóng thần đánh vào.

Thời gian sóng thần tấn công trong năm nay cũng sắp đến, nếu còn không đi có thể cả mạng và tiền của đều không giữ nổi.

Có pháp lực vô biên nhưng vẫn bị thanh gỗ làm chảy máu chân, Đức Phật nói ra lý do khiến các môn đồ ngạc nhiên - Ảnh 4.

Tranh minh họa.

Bạn của ta dường như không hề quan tâm, ta có khuyên bảo hay dọa nạt thế nào cũng không có tác dụng. Cậu ấy đã hoàn toàn đánh mất lý trí, bị mê hoặc bởi thành phố này và những người phụ nữ xinh đẹp nơi đây. Còn ta lại không thể quên mất đạo đức bỏ lại bạn mà rời đi một mình.

Vào buổi tối một ngày nọ, ta và bạn vì chuyện này mà cãi vã. 

Liên quan đến chuyện sống chết này, ta bắt đầu lo sợ và tức giận, lửa giận bốc lên khiến ta không quan tâm quá nhiều mà cầm chiếc gậy gỗ lên đánh bạn, khiến cho chân cậu ta bị thương. Bây giờ, chắc hẳn mọi người cũng biết nguyên nhân tại sao ta lại bị thương rồi đúng không?"

Giống như các ngươi nói, ta có thể bị thương sao? Mọi người nên biết rằng, chỉ có pháp thân và báo thân của Đức Phật là không bị thương mà thôi, phần ứng thân của ta cũng giống như bao người khác, có sinh lão bệnh tử.

Tuy rằng pháp lực vô biên của Đức Phật là điều không cần phải nghi ngờ, nhưng cũng không thể thắng được nghiệp. Gieo nhân nào thì ắt sẽ nhận lại quả ấy, là Đức Phật cũng không thể không tuân theo quy luật nhân quả này.

Ở trên đời, sinh lão bệnh tử vốn là điều hoàn toàn tự nhiên. Pháp tính của vạn vật vốn là như vậy, thuận theo pháp tính mới có thể xưng là Phật.

Nhưng hiện tại ta cũng chỉ là người, do cha mẹ nuôi dạy khôn lớn, cũng là người bình thường như bao người khác, cho nên ta phải thuận theo tự nhiên, hỉ nộ ái ố, sinh lão bệnh tử ta đều phải trải qua.

Ứng thân của Đức Phật ngoài 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp ra, tất cả mọi thứ đều giống như chúng sinh, chẳng có gì huyền bí."

Mọi người nghe xong câu chuyện của Đức Phật thì vô cùng kinh ngạc, càng thấm thía hơn đạo lý sâu sắc về nghiệp chướng và luật nhân quả ở đời.

Lời bình

Vạn sự trên đời tồn tại xung quanh luật nhân quả, tất cả mọi chuyện đều có "nhân", mà đã có "nhân" chắc chắn sẽ có "quả".

Có pháp lực vô biên nhưng vẫn bị thanh gỗ làm chảy máu chân, Đức Phật nói ra lý do khiến các môn đồ ngạc nhiên - Ảnh 6.

Nền tảng của Phật giáo chính là nằm ở thuyết nhân quả báo ứng, vạn sự hư không, chỉ có luật nhân quả là "bất không". Thế tôn tại thế mặc dù cao quý như Đức Phật nhưng vẫn không thể nằm ngoài quy luật này, nói chi đến người trần mắt thịt.

Vì thế, tin vào Phật chính là phải tin vào nhân quả, tin vào nghiệp báo, chứ không thể mượn sức mạnh từ bên ngoài để thay đổi vận mệnh của bản thân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại