Trong hồi thứ 55 của cuốn "Kính hoa duyên", Lý Nhữ Trân thời nhà Thanh có nói: "Nại cận lai nhân tâm bất cổ, đô thượng xa hoa".
Câu nói này trong xã hội hiện đại ngày nay có nghĩa là, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, con người ngày càng cường điều, chú trọng đến việc hưởng thụ vật chất trong khi đời sống tinh thần lại ngày càng nghèo nàn.
Nhiều người có thói quen hễ cứ mở miệng là nhắc đến lợi ích, tiền bạc, tình thân, tình bạn, tình yêu đơn giản thuần khiết đều được xây dựng trên tiền bạc và lợi ích, mối quan hệ giữa con người với con người cũng bắt đầu bị giới hạn ở trong đó. Hiện tượng này, không chỉ xuất hiện trong xã hội hôm nay.
Từ thời nhà Minh, nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc Vương Dương Minh đã miêu tả rõ nét hiện tượng này. Ông cho rằng: "Nhân tâm bản thiện, lương tri tự tồn. Nhưng động hồ dục, tế hồ tư, nhi lợi hại tương công, phẫn nộ tương kích, tắc tương tường vật kỷ loại, vô sở bất vi".
Nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắcVương Dương Minh thời nhà Minh.
Trong câu nói này, không khó để thấy Vương Dương Minh đã nhận định rằng hai chữ "tư" và "dục" (tư dục – dục vọng cá nhân) khiến con người tha hóa, biến chất, con người với con người đấu tố, công kích lẫn nhau, sự tốt đẹp của xã hội cũng mất dần, vì thế mà khí chất của người đọc sách trở nên xấu xa, lòng người không còn được thuần khiết tinh khôi như trước.
Sự đáng sợ của dục vọng cá nhân
Có một câu chuyện rất hay, minh chứng cho sự độc hại đến khủng khiếp của hai chữ "tư" và "dục" như thế này:
Có một họa sĩ nổi tiếng muốn vẽ phật và ma nhưng không thể tìm được người làm mẫu giữa cuộc sống thực tế. Ông ta cũng không thể tưởng tượng ra được bộ dạng của các nhân vật định vẽ nên khá căng thẳng.
Trong một lần tình cờ, ông ta đi lễ chùa và gặp một hòa thượng, khí chất toát ra từ người này đã thu hút vị họa sĩ. Ông ta liền tìm vị hòa thượng nhờ làm mẫu một phen. Bức ảnh sau đó đã được nhiều người biết đến.
"Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta chỉ nhìn thôi cũng đủ để nhận định rằng ông chính là Phật. Khí chất thanh thoát an lành trên người ông ấy có thể cảm động bất kì ai", họa sĩ giải thích với những người thưởng tranh.
Vị họa sĩ sau đó cũng không quên đưa cho hòa thượng kia rất nhiều tiền như lời hứa ban đầu. Nhờ có bức tranh mới, tên tuổi của vị họa sĩ càng thêm nức tiếng xa gần.
Bẵng đi một thồi gian, khi ông chuẩn bị vẽ quỷ, vấn đề "đau đầu" lại xuất hiện, không biết tìm đâu ra người mẫu.
Vị họa sĩ đã đi rất nhiều nơi, tìm gặp rất nhiều người có vẻ ngoài hung ác nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý.
Cuối cùng, ông ta tìm được một người đang ngồi tù. Khỏi phải nói ông ta vui thế nào vì có thể tìm được một người giống với quỷ giữa cuộc sống đời thường thực sự quá khó.
Khi đối diện với phạm nhân kia, người này đột nhiên khóc lớn trước mặt họa sĩ khiến ông cảm thấy khó hiểu, phải gặng hỏi xem anh ta có chuyện gì.
Phạm nhân nói: "Tại sao lần trước khi người mà ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ quỷ, người ông tìm đến vẫn là tôi!"
Vị họa sĩ thoáng kinh ngạc, liền quan sát kỹ đối phương và nói:
"Sao có thể như thế được? Khi vẽ phật, tôi tìm được người có khí chất phi phàm, còn ông nhìn đã thấy giống hình tượng của một con quỷ, sao lại có thể là cùng một người được? Điều này thật kì lạ, quả thật khiến tôi không thể nào lý giải được".
Người kia đau khổ đáp: "Chính ông đã biến tôi từ phật thành quỷ đấy?"
"Tại sao ông có thể nói như vậy, tôi có làm gì ông đâu?"
"Kể từ sau khi nhận được số tiền ông cho, tôi liền đi đến những chốn ăn chơi để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài. Về sau, tiền tiêu hết sạch mà tôi lại quen với cuộc sống đó rồi. Dục vọng cá nhân một khi nảy sinh đã không thể thu hồi lại được, tôi đã cướp tiền của người ta, thậm chí còn giết người.
Chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây".
Vị họa sĩ nghe xong vô cùng kinh ngạc, ông ta than rằng, con người một khi đã bị chìm đắm trong hai chữ "tư dục", không thể ngờ lại trở nên nhu nhược, biến chất nhanh đến vậy.
Từ câu chuyện này, tôi tin rằng tất cả mọi người đã hiểu hai chữ đáng sợ nhất trên đời này là gì. Đó chính là "tư" (cá nhân) và "dục" (dục vọng). Khi lý tính bị tự dụng lấn át, thứ mà con người đối diện chính là những trái độc mà thôi.
Vậy thì con người nên đối phó với dục vọng cá nhân như thế nào?
Vương Dương Minh chỉ ra rằng, chỉ có dụng công, kiểm soát dục vọng của bản thân, giảm đòi hỏi, mong muốn xuống đến mức thấp nhất, để những ngày tháng "bất cầu" (không cầu mong) tăng lên mỗi ngày, con người sẽ cân bằng được cuộc sống, sẽ trở nên phóng khoáng, rộng lượng hơn.
Dục vọng cá nhân như nước, nước có thể tải được thuyền nhưng cũng có thể làm lật thuyền, vì thế chúng ta nhất định phải luôn luôn nhắc nhở bản thân điều này, mới móng có một tương lai tốt đẹp.
Đây cũng chính là trải nghiệm mà người xưa muốn truyền đạt lại cho chúng ta.