Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có "kẻ" dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận

Ngọc Huy |

Mỹ tăng cường đe dọa Iran, đặc biệt nhất là TT Trump tuyên bố về việc sẵn sàng xóa sổ Iran, mở đường cho việc sử dụng vũ lực. "Hàng nóng" F-22, F-35 đã tập kết, sắp có bất ngờ lớn.

Tuy nhiên, người ra tay có thể không phải là lực lượng quân sự Mỹ, mà có thể là một quốc gia đồng minh của Washington trong khu vực là Israel.

Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào Israel có thể tổ chức một cuộc không kích chớp nhoáng, quy mô và phức tạp nhằm vào hàng loạt cơ sở hạt nhân của Iran nằm cách xa lãnh thổ quốc gia Do Thái hàng nghìn km?

Và nếu đủ quyết tâm chơi lớn, Israel chắc chắn phải có sự hậu thuẫn, tiếp tay của Mỹ mới có đủ năng lực thực hiện miếng đánh sở trường như đã từng làm trong quá khứ với Iraq và Syria…

Để không kích được Iran, Israel buộc phải cần bàn tay của Mỹ

Xét một cách tổng thể, kế hoạch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân Iran của Israel nếu xảy ra sẽ gặp vướng mắc lớn nhất chính là khoảng cách địa lý và cần phải đi qua nhiều quốc gia. Iran nằm cách biệt với Israel qua Iraq, Saudi Arabia, Jordan và Kuwait.

Kế hoạch không kích Iran sẽ buộc phải đi qua không phận các quốc gia Trung Đông kể trên.

Lợi thế của Israel so với các chiến dịch đột kích đường không trong quá khứ là các quốc gia trên đều là đồng minh của Mỹ trong khu vực và khó khăn chính là khoảng cách hơn 2.000km tới các căn cứ, trung tâm hạt nhân nằm sâu trong lãnh thổ Iran.

Vậy liệu Israel có thể đơn thương, độc mã thực hiện chiến dịch không kích các cơ sở hạt nhân của Iran khi có cơ hội?

Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có kẻ dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận - Ảnh 2.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Israel.

Câu trả lời sẽ là rất khó khăn, thậm chí là không thể. Việc tổ chức tập kích đường không đồng thời vào nhiều vị trí nằm sâu trong lãnh thổ Iran cần huy động lực lượng đông đảo, gồm hàng chục máy bay chiến đấu, hộ tống, cảnh giới và tiếp liệu trên không.

Bên cạnh khó khăn trong lập kế hoạch tác chiến chi tiết cụ thể và chính xác cho lực lượng tham chiến, việc đảm bảo hoạt động cho lực lượng quân sự đông đảo hoạt động trên không phận nhiều quốc gia mà vẫn giữ được bí mật có vẻ như là điều vượt quá tầm tay kể cả với giới chức quân sự giàu kinh nghiệm và diều hâu và sự chuẩn bị nhiều năm của Israel.

Vậy tại sao Israel luôn lớn tiếng sẵn sàng sử dụng vũ lực với Iran? Chắc chắn Tel Aviv biết rõ Iran đã được Mỹ liệt vào trục ma quỷ; là cái gai trong mắt Nhà Trắng.

Và khi động can qua, Israel chắc chắn sẽ cần tới sự hậu thuẫn, thậm chí là tiếp tay trực tiếp của Mỹ. Điều này càng trở nên rõ ràng trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran ngày càng leo thang.

Khi có được cái gật đầu từ Mỹ, cái đầu tiên Israel có được là các thông tin tình báo quan trọng để khớp lại các mục tiêu Iran cần tấn công.

Hệ thống căn cứ quân sự Mỹ rộng khắp tại Trung Đông, cụ thể là tại Iraq, Saudi Arabia, Kuwait sẽ là cánh tay nối dài tiếp nhiên liệu, thông tin cho các phi đội tập kích của Israel nhằm vào các vị trí nằm sâu trong lãnh thổ Iran.

Và điều quan trọng nhất là máy bay chiến đấu Israel như F-15I và F-16I có thể "ẩn mình" dưới danh nghĩa các máy bay chiến đấu của Mỹ để giữ bí mật và bất ngờ tung đòn tấn công khi thời cơ thích hợp.

Như vậy, sự thành bại của chiến dịch không kích Iran của Israel nếu được thực hiện sẽ cơ bản sẽ phụ thuộc vào sự tiếp tay của Mỹ kết hợp với kế hoạch tác chiến tỷ mỉ và kỹ năng điêu luyện của các phi công Israel.

Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có kẻ dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận - Ảnh 4.

Không quân Israel hợp luyện.

F-35I liệu có tham chiến?

Câu trả lời sẽ đơn giản là không! Israel dù là quốc gia đầu tiên trong khu vực Trung Đông sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II, nhưng chính cái "độc nhất, vô nhị" này lại khiến nó không thể tham chiến.

F-35I có thể có lợi thế về khả năng tàng hình, trang bị hàng không quân sự hiện đại, nhưng do là dòng trang bị quân sự mới chắc chắn sẽ không thể có độ tin cậy bằng các dòng máy bay F-16I hay F-15I đã được Không quân Israel sử dụng nhiều thập kỷ quả.

Trong một chiến dịch đột kích đường không phức tạp như nhằm vào Iran, một máy bay chiến đấu quá mới như vậy chắc chắn sẽ không được tin dùng.

Một vấn đề khác nữa là sự khác biệt rõ ràng của F-35 so với các dòng máy bay chiến đấu phổ biến như tiêm kích F-15 và F-16 sẽ khiến nó gặp nhiều khó khăn trong việc "ẩn mình" trong các đường máy bay của máy bay chiến đấu Mỹ trong khu vực (kể cả về hình dáng khi động, lẫn tín hiệu bộc lộ radar…).

Cơ hội tấn công Iran đã xuất hiện: Có kẻ dám chơi lớn - F-35 sẽ xung trận - Ảnh 5.

Không quân Israel hợp luyện.

Trong một chiến dịch quân sự thì điều cốt yếu cần là hiệu quả giữ bí mật. Về vấn đề này, F-35I sẽ không thể nào so sánh được với các máy bay F-15 và F-16.

Và điều gì xảy ra nếu F-35I tham chiến bị bắn hạ hay đơn giản là gặp trục trặc và rơi trên đường làm nhiệm vụ. Đó không chỉ mang lại nguy cơ làm phá sản kế hoạch không kích Israel dày công chuẩn bị, mà còn là cái tát vào nền công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Hàng loạt vấn đề kỹ thuật của máy bay F-35 đã được phát hiện và Israel liệu có dám mạo hiểm cho nó vào trận. Điều này cũng giống như việc "bạch mã tuy đẹp, nhưng lại không thể làm ngựa chiến".

Với những lý do kể trên, rất khó có thể kỳ vọng vào cuộc đối đầu giữa tiêm kích tàng hình F-35I và tên lửa S-300 trên bầu trời Iran.

Nếu Israel dám chơi lớn đột kích đường không vào các cơ sở hạt nhân của Iran, liệu Tehran có đáp trả và đẩy xung đột thành chiến tranh toàn diện?

Đó là câu hỏi khó, nhưng khi đã bị đẩy vào thế đường cùng, liệu Iran có chấp nhận khi tấm gương Iraq và Lybia chắc vẫn chưa hề phai nhạt. Iran chắc chắn không phải là đối thủ dễ xơi, vậy Israel liệu có dám chơi lớn!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại