Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia?

Tom |

Trải nghiệm cảm giác vương quyền với vé thương gia thật thích nhưng giá dành cho những chiếc vé này cũng "khủng" lắm luôn.

Khởi đầu từ việc thêm một khoảng trống để chân thoải mái cho đến việc được dùng những bữa ăn do đầu bếp có sao Michelin chuẩn bị, vé hạng thương gia đã có cả một chặng đường dài thay đổi.

Tuy nhiên, ba chữ “hạng thương gia” luôn đi kèm với mức giá trên trời, mà trừ khi bạn có tích lũy quãng đường bay khổng lồ thì mua loại vé này để đi du lịch vẫn còn là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ.

Vậy điều gì lại khiến những chiếc vé này đắt đến như vậy và tại sao người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để mua chúng?

1. Dịch vụ, trang thiết bị và vật dụng cao cấp

Chúng ta thường nghe những lời phàn nàn về việc đồ ăn trên máy bay dở tệ. Tuy nhiên điều đó chắc chắn không xảy ra khi bạn đi bằng vé thương gia. Thực đơn của hạng vé này ở một số hãng hàng không thậm chí được chuẩn bị bởi những đầu bếp có sao Michelin.

Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia? - Ảnh 1.

Phòng vệ sinh hạng thương gia hãng hàng không Emirates

Sau những bữa ăn thịnh soạn, giấc ngủ cũng được chăm chút vô cùng chu đáo, từ giường gối chắc chắn không có gì có thể phàn nàn được. Thậm chí bạn còn có thể được cung cấp cả những bộ pyjama để thay ra cho thoải mái.

Một số những “đặc quyền” khác của hạng thương gia có thể kể đến như TV riêng, Wifi, những túi quà đắt tiền và cả phòng tắm trên máy bay nữa.

2. Phòng chờ cao cấp tại sân bay

Sang chảnh không chỉ trên không mà còn cả dưới mặt đất nữa. Thật vậy, hành khách hạng thương gia sẽ có khu vực chờ riêng tại sân bay. 

Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia? - Ảnh 2.

Phòng chờ cao cấp của hãng hàng không Thụy Sĩ

Tại đây họ sẽ được trải nghiệm những dịch vụ riêng như đồ ăn nhẹ, thức uống hoặc… phòng tắm trước và sau chuyến bay. Một số hãng hàng không còn có cả dịch vụ đưa rước tận nơi bằng những dòng xe hạng sang như Porsche hay Mercedes…

3. Không gian và diện tích

Trong những chuyến bay đường dài, chỗ ngồi của ghế hạng thương gia chiếm diện tích bằng 4 - 6 lần diện tích của ghế thường. Vậy nên bạn đừng ngạc nhiên tại sao có những lúc giá vé hạng thương gia cũng đắt hơn từ 4 - 6 lần.

Một trải nghiệm thú vị hạng thương gia của Singapore Airlines Airbus A380

Đó chỉ mới là phép so sánh đơn giản dễ hiểu. Chúng ta còn chưa nói đến những loại vé thương gia “siêu sang”, được dành hẳn một gian riêng với phòng khách, giường đôi và phòng tắm ngay trên máy bay như của hãng Etihad. 

Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia? - Ảnh 3.

Hành khách đang ngủ trên chiếc giường êm ái hạng thương gia của hãng hàng không Qantas

Giá vé một chiều từ New York đến Abu Dhabi cho “căn phòng bay” này là $32.000 (khoảng 729 triệu VND).

5. Cảm giác “vương quyền”

Tin hay không tùy bạn, nhưng riêng ba chữ hạng thương gia tự nó đã mang đến cho hành khách cảm giác đặc biệt và sang chảnh hơn người rồi. 

Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia? - Ảnh 4.

Dù chiếc vé đó có bắt nguồn từ đâu đi nữa thì bạn vẫn sẽ cảm thấy được sự khác biệt của bản thân. Và cái giá cao ngất ngưởng cũng nhằm đảm bảo cho cảm giác này.

6. Vé đắt tiền dành cho những người… có tiền

Những chiếc vé đắt đỏ này thật sự chỉ dành cho những người… có tiền.

Giả sử nếu bạn là người có khả năng kiếm được $20.000 (khoảng 410 triệu VND)/tuần trong khi một năm bạn chỉ đi du lịch/công tác vài lần, bạn sẽ lựa chọn trải nghiệm nào? Một chuyến bay $2.000 (khoảng 40 triệu VND) với những bất tiện nhãn tiền và một chuyến bay $8.000 (khoảng 160 triệu VND) với những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt?

Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia? - Ảnh 5.

Việc vé máy bay có nhiều mức giá khác nhau mục đích chính là cho phép hành khách chọn lựa loại dịch vụ mà họ muốn.

Và sự thật là không ít những gia đình giàu có hay những doanh nhân thành công sẵn sàng trả thêm một khoảng chi phí để có thể có thời gian nghỉ ngơi thoải mái hay đơn giản là một không gian riêng làm việc trên chuyến bay mà thôi.

Có gì bên trong mức giá “trên trời” của vé hạng thương gia? - Ảnh 6.

Tuy nhiên cũng có trường hợp những hành khách đó không phải là người chi trả cho những chuyến bay mà là công ty họ đang làm việc. 

Thậm chí số lượng này đôi khi còn chiếm một tỉ lệ lớn. Một số công ty ký kết những hợp đồng với những hãng hàng không để có những mức giá hợp lý hơn cho nhân viên khi đi công tác.

Nguồn: BusinessInsider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại