Mới đây, câu chuyện về thu nhập giữa một cặp đôi đã khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi. Nội dung câu chuyện xoay quanh việc cô gái phàn nàn rằng công việc giao đồ ăn của bạn trai không phải là công việc đàng hoàng. Nhưng mấu chốt là thu nhập của cô gái chỉ khoảng 4.000 tệ/ tháng (khoảng 14 triệu), trong khi lương tháng công việc giao đồ ăn của bạn trai là 15.000 tệ (khoảng 52 triệu), gần gấp 4 lần thu nhập của cô.
Ở Thượng Hải, xét riêng khoản thuê nhà, cặp đôi sẽ tốn khoảng hơn 5.000 tệ (khoảng 17 triệu), tính thêm các chi phí khác như điện, nước, internet… sẽ lên đến khoảng 6.000 - 7.000 tệ/ tháng (khoảng 21 - 24 triệu). Có nghĩa là, chỉ dựa vào tiền lương hàng tháng của cô gái, cô ấy sẽ không thể duy trì mức sống hiện tại mà không có sự hỗ trợ của bạn trai, nhưng cô ấy đã nói rằng không thể nhìn thấy tương lai tốt đẹp ở bạn trai mình.
"Làm thế nào để em có thể nói với bố mẹ của mình về công việc của anh?",
"Anh đã bao giờ nghĩ về tương lai của chúng ta chưa?",
"Với công việc này thì việc mua xe và nhà trong tương lai sẽ ra sao?" ...
Từ lời nói của cô gái, có thể thấy rằng cô ấy lần lượt ném những vấn đề mình gặp phải và yêu cầu bạn trai phải giải quyết. Từ việc giới thiệu bạn trai với bố mẹ, cho đến sự cố gắng của hai người trong tương lai, cô gái ấy đã đổ hết tất cả những trách nhiệm lẽ ra cả hai phải gánh vác lên đôi vai của chàng trai trẻ. Cô ấy không những không phấn đấu, không hoàn thiện bản thân mà ngược lại còn áp đặt những ham muốn của bản thân lên nửa kia. Đó cũng chính là lý do mà cô gái này bị nhận vô số chỉ trích từ cư dân mạng.
(Ảnh minh hoạ)
Tôi nhớ có lần một người cô nói đùa rằng: “Trong hôn nhân của cô ấy, người có thu nhập cao hơn sẽ có tiếng nói hơn và giành được thế chủ động, với ý nghĩa cả hai cùng cố gắng, phấn đấu để đạt được thu nhập cao hơn bằng cách tự hoàn thiện bản thân với mục đích ganh đua lành mạnh”. Sau bao nhiêu năm, người cô của tôi không chỉ có được một gia đình hạnh phúc mà còn đạt được một số thành tựu trong sự nghiệp. Một mối quan hệ tốt không chỉ là bù đắp lẫn nhau, mà còn là cùng phát triển.
Trở lại với bản chất của các công việc, không có sự phân biệt cao thấp trong bất kỳ ngành nghề nào, và không phải cứ nói lao động trí óc thì đều được coi là “cao cấp" hơn lao động chân tay. Nhiều công việc tưởng chừng như chỉ đủ trang trải cuộc sống lại đạt được mức thu nhập rất cao bởi những người chấp nhận làm công việc này đã phải chịu những nỗi vất vả mà không người bình thường nào muốn chịu. Ví dụ như dì bán bánh xèo lề đường có thể kiếm được 30.000 tệ/ tháng (khoảng 104 triệu), người đàn ông bán hủ tiếu mua được 7 miếng đất ở rìa thành phố…
Khi còn trẻ, Chủ tịch Vương Vệ của SF Holding, sở hữu SF Express (công ty chuyển phát nhanh nổi tiếng tại Trung Quốc) - ông hoàng chuyển phát nhanh châu Á đã từng làm một công việc nhỏ dưới quyền người chú của mình, đồng thời làm công nhân in và nhuộm ở Thuận Đức, sau đó trở thành một nhân viên chuyển phát nhanh mà không ngại vất vả. Chính từ những công việc không yêu cầu nhiều kỹ năng này đã tạo nên nền tảng để Vương Vệ tạo ra một thế hệ những người khổng lồ trong ngành chuyển phát nhanh.
Ông hoàng chuyển phát nhanh châu Á - Vương Vệ
Mặt khác, lại có một kiểu người không hiểu rõ về vị trí của mình, đến khi tìm việc lại tỏ ra kén chọn. Cuối cùng chỉ lãng phí thời gian và tất nhiên không thể tìm thấy công việc nào phù hợp với sự lười biếng của bản thân mà lương lại cao cả.
Cho nên, hiểu đúng về mọi tầng lớp xã hội có thể giúp chúng ta đi đầu trong việc nắm bắt cơ hội. Sẵn sàng hạ thấp lập trường, làm việc chăm chỉ thì sống cuộc sống mà bạn mong muốn cũng sẽ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.