Xã hội phát triển, các bậc phụ huynh ngày càng hiểu được tầm quan trọng của chỉ số EQ - Trí tuệ cảm xúc. Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ hiện đại luôn chú trọng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho con, mong con có tính cách hoạt bát, vui vẻ và nhiều mối quan hệ bạn bè.
Tuy nhiên, tính cách của trẻ được chia thành hai loại: Hướng nội và hướng ngoại. Có những đứa trẻ rất nhiệt tình, nói nhiều nhưng cũng có trẻ trầm và ít nói hơn.
Một phụ huynh ở Trung Quốc từng lo sốt vó khi thấy con mình sống nội tâm, ít nói, cũng không có bạn bè ở trường. Bà mẹ này có đưa con đi khám nhưng bác sĩ kết luận đứa trẻ không bị tự kỷ.
Cuối cùng, chị đã tham gia một chương trình truyền hình. Tại đây, nhóm chuyên gia đã tiếp xúc với "đứa bé trầm lặng". Sau một hồi trao đổi, họ đều rất ngạc nhiên trước cách giao tiếp của cậu bé.
Chẳng những không ít nói, cậu nhóc còn nói rất nhiều, đôi lúc rất hóm hỉnh, cá tính, có khí chất riêng. Chuyên gia tâm lý sau đó cho biết: "Con chị không phải tự kỷ mà là có chỉ số IQ cao. Bé không thích giao tiếp vì bé đã có đủ khả năng tương tác với bản thân".
Ảnh minh họa.
Theo đó lý thuyết "tự tương tác" do nhà Xã hội học nổi tiếng người Mỹ H. Bloomer đưa ra, mô tả các hoạt động tâm lý của con người, tương tác với chính họ.
Trong trường hợp bình thường, nhận thức của trẻ em về thế giới bên ngoài dựa trên sự tương tác với người xung quanh. Từ đó trẻ xây dựng thế giới quan của riêng mình bằng cách nhận quan điểm và sự giúp đỡ của người khác.
Tuy nhiên trẻ có chỉ số IQ cao lại khác. Trẻ thích đánh giá thế giới bên ngoài một cách gián tiếp thông qua sự hiểu biết của bản thân. Thay vì tương tác với người khác, trẻ có xu hướng tìm hiểu bản thân, giao tiếp với chính mình, và sau đó thiết lập quan điểm của riêng mình.
Trong quá trình này, trẻ không chịu sự can thiệp từ bên ngoài và có khả năng tự tương tác và nhận diện bản thân tốt.
Nhiều bậc cha mẹ có thể không hình dung được thế giới "không giao tiếp với người khác", nhưng đối với những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao: Việc không bị người khác ngắt lời, ít bị phân tâm, lôi kéo,... không phải là một vấn đề lớn. Bởi trẻ không coi "xã hội" là tài nguyên sinh tồn của mình mà ngược lại, coi nó như một "gánh nặng".
Nói trắng ra, kiểu suy nghĩ này của trẻ rất giống với người lớn. Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện những người trung niên ngày càng có ít bạn bè.
Hầu hết điều này là kết quả của 20-30 năm trải nghiệm và rút ra kết luận: "Sau tất cả, cuộc sống là tự mình tiến bước". Với những đứa trẻ bẩm sinh đã có IQ cao, chúng không cần phải trải qua sóng gió mới có thể đưa ra kết luận về cuộc sống mà người bình thường cảm nhận được khoảng 30-50 năm sau.
Với con trai của bà mẹ nói trên, không phải cậu bé sống nội tâm, không thích giao tiếp mà chỉ đơn giản là đòi hỏi cao hơn trong việc lựa chọn đối tượng giao tiếp. Nói cách khác, một đứa trẻ có chỉ số IQ cao không ghét giao tiếp với người khác, nhưng trước khi giao tiếp, trẻ sẽ đánh giá xem đối phương có giá trị không, để mình khỏi lãng phí thời gian.
Cậu nhóc trong câu chuyện không thích nói chuyện với bạn bè nhưng khi gặp được nhóm chuyên gia tâm lý lại rất hào hứng, vui vẻ giao tiếp. Đó là sự khác biệt.
Vậy trong trường hợp này, cha mẹ cần làm gì để giáo dục trẻ tốt nhất?
Thứ nhất: Tôn trọng sở thích cá nhân của trẻ
Trẻ có chỉ số IQ cao hiểu biết hơn nhiều so với người lớn bình thường. Việc kiềm chế quá nhiều sẽ chỉ khiến trẻ không còn cảm hứng chơi. Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng sự phát triển tính cách và giá trị của chính trẻ. Nếu trẻ đặc biệt yêu thích lĩnh vực nào đó, cha mẹ phải hết sức ủng hộ, vì rất có thể sẽ ươm mầm thiên tài trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Không ép buộc trẻ hòa nhập với xã hội
Đối với những trẻ có chỉ số IQ cao, giao tiếp xã hội là hoạt động không bắt buộc. Khi cần, trẻ sẽ tự tìm kiếm những đối tác trò chuyện phù hợp. Nhưng khi không cần thiết thì cha mẹ không nên ép buộc.