CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng

PHÚC NGUYÊN - QUANG TRƯỜNG - CA LINH - TÂM QUÂN - VĨNH KỲ |

Hai ngày qua, sương mù bất ngờ bao trùm từ đồng ruộng tới nội ô nhiều tỉnh, thành ở miền Tây Nam bộ gây khó khăn trong sản xuất lẫn di chuyển của người dân.

Bạc Liêu: Theo ghi nhận của phóng viên, khoảng 6 giờ ngày 16-1, sương mù dày đặc bao trùm tại nhiều tuyến đường chính của trung tâm TP Bạc Liêu, như: Trần Phú, Hòa Bình, Cách Mạng, Ninh Bình, Võ Văn Kiệt… Tại Quốc lộ Nam Sông Hậu đoạn quan trung tâm TP Bạc Liêu, nhiều người lưu thông rất bất ngờ khi thấy hiện tượng sương mù dày đặc.

Clip Sương mù dày đặc ở Bạc Liêu, phương tiện di chuyển phải bật đèn

Sương mù bao phủ trắng xóa nên người điều khiển các phương tiện di chuyển rất chậm, phải bật đèn xe bởi các xe di chuyển trên đường trong khoảng 30-40m gần như bị che khuất tầm nhìn.

CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 2.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 3.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 4.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 5.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 6.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 7.

Đường phố Bạc Liêu có rất nhiều sương mù

Tại những khu vực có nhiều cây xanh, tòa nhà cao tầng…, lượng sương tạo thành từng lớp dày đặc khiến nhiệt độ giảm xuống giống như ở Đà Lạt. Đến khoảng 8 giờ cùng ngày, nắng mạnh, sương bắt đầu tan, giao thông đã được thuận tiện hơn.

TP Cần Thơ và Vĩnh Long: Trong 2 ngày 15 và 16-1, sương mù dày đặc phủ khắp nhiều tuyến đường ở quận Cái Răng, quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt. Từ các tòa nhà cao tầng ở quận Cái Răng đến vùng ven sông Cần Thơ đều bị sương mù bao phủ. Do ngay khung giờ phụ huynh đưa con đi học, phương tiện lưu thông đông nên phải bật đèn.

CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 8.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 9.

Sương mù bao phủ ở TP Cần Thơ

Đặc biệt, do cầu Cần Thơ bị "chìm" trong sương mù nên tất cả các phương tiện lưu thông qua đây gặp rất nhiều khó khăn, dù đã bật đèn. Anh Đỗ Văn Cang, một tài xế chạy xe dịch vụ, cho biết khi đang chạy từ hướng Vĩnh Long sang TP Cần Thơ, đến gần chân cầu Cần Thơ thì gần như không còn nhìn thấy nhịp chính của cầu do bị sương mù bao phủ. Tất cả các phương tiện phải bật đèn và di chuyển rất chậm để tránh va chạm nhau.

Trước hiện tượng sương mù quá dày, nhiều nhà nông trồng hoa và các loại nông sản phục vụ thị trường Tết và sau Tết ở quận Cái Răng cảm thấy bất an. "Chắc chắn sau mỗi đợt sương mù dày như thế này thì dịch bệnh sẽ gia tăng trên hoa kiểng và nông sản, nhà nông sẽ phải tốn thêm chi phí thuốc bảo vệ thực vật" – ông Võ Văn Vinh (ngụ phường Phú Thứ, quận Cái Răng), nói trong lo lắng.

An Giang: Trong sáng 16-1, người đi đường cảm thấy bất ngờ vì sương mù dày đặc trên các tuyến đường. Ông Nguyễn Văn Hiên, vừa chạy qua tuyến đường 80B, đoạn từ phường Long Phú, thị xã Tân Châu đến xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, cho biết: "Tôi có việc nên đi từ lúc 6 giờ sáng, sương mù dày đặc nên phải bật đèn để lưu thông".

CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 10.
CLIP: Sương mù dày đặc ở miền Tây khiến người dân lo lắng - Ảnh 11.

Sương mù dày đặc trên đường bộ lẫn đường thủy

Sương mù bao phủ với mức độ lớn có thể dẫn đến nguy cơ bị đạo ôn trên lúa. Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, cho biết đã chủ động có khuyến cáo đến nông dân lên lịch thăm đồng để phòng ngừa dịch hại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại