CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua

Vân Du |

Mỗi ngày có hàng trăm thương lái kéo đến cái chợ kỳ lạ này thu mua, vận chuyển đến khắp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và TP HCM tiêu thụ.

Nhắc đến những cánh rừng tràm xanh bạt ngàn, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến vùng đất U Minh Hạ, nơi gắn liền với những giai thoại hào hùng thời khai hoang mở cõi.

Clip: Thợ vác cừ tràm thuê phân loai, vận chuyển lên xe, xuống tàu cho thương lái thu mua

Những năm gần đây, cây tràm đã đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân sống dưới tán rừng. Trong quá trình phát triển kinh tế, người dân xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) đã vận chuyển cừ tràm ra tuyến lộ Cà Mau – U Minh (đoạn 2 đầu kênh Khai Hoang) để việc vận chuyển, mua bán, giao thương được dễ dàng. Theo thời gian, người dân gọi các điểm tập kết trên là chợ cừ tràm U Minh Hạ.

CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 2.

Người dân tấp nập mỗi ngày đến đây mua tràm

Hoạt động mua bán ở phiên chợ kỳ lạ này diễn ra nhộn nhịp quanh năm. Mỗi ngày có hàng trăm phương tiện của thương lái từ nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL và TP HCM đến thu mua cừ tràm rồi chở đi bán lại cho khách.

Cây tràm là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng nên thương lái săn đón và người dân bán "đắt như tôm tươi".

CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 3.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 4.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 5.

Cừ tràm được đưa lên chợ cừ tràm U Minh Hạ

Chợ cừ tràm U Minh Hạ không chỉ tôn lên nét đẹp chịu thương, chịu khó của người lao động mà còn góp phần gắn kết giữa nhà nông – thương lái – doanh nghiệp. Song song đó, là tín hiệu vui về câu chuyện giải quyết việc làm cho hộ nông nhàn ở vùng nông thôn.

Ông Phan Văn Nguyện (48 tuổi; ngụ xã Nguyễn Phích), cho biết gia đình ông không "mảnh đất cắm dùi" nhưng sau thời gian tích góp, vợ chồng ông thuê được 0,3 ha đất nuôi tôm. Song, cuộc sống gia đình khó càng thêm khó do tôm nuôi không đạt hiệu quả bởi đất nhiễm phèn. Gánh nặng cơm áo, gạo tiền đã buộc ông Nguyện bén duyên với nghề vác cừ tràm thuê cho các điểm tập kết.

"Tôi làm nghề vác cừ tràm thuê được gần 3 năm. Trung bình mỗi ngày tôi và các bạn nghề kiếm được trên, dưới 300.000 đồng", ông Nguyện chia sẻ.

Tiếp lời ông Nguyện, anh Nguyễn Văn Nam cho hay để tiết kiệm chi phí, những người làm nghề như anh thường mang theo cơm ăn. "Anh em trong nghề như tôi thường được vợ nấu sẵn cơm để mang theo vào mỗi buổi sáng. Nơi ngồi ăn có khi là bóng cây hoặc nhà dân. Sau đó, ăn vội vàng để lót dạ lúc nghỉ mệt", anh Nam tâm sự.

Tuy công việc vất vả là vậy nhưng mọi người ai cũng vui và nhẹ lòng vì có thêm khoản tiền lo cho gia đình. Qua đó, hy vọng về một tương lai tươi đẹp hơn.

CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 6.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 7.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 8.

Phân loại và sắp xếp cừ tràm theo chuẩn nhất định

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ các điểm tập kết sẽ cho nhân công vào chặt, vận chuyển cây tràm ra chợ để bán. Sau đó, một nhóm khác phụ trách việc đưa cây lên bờ, phân loại, chặt đọt và đưa cừ lên xe hoặc xuống tàu của thương lái khắp nơi đổ về thu mua. Hiện, giá cừ tràm từ 28.000 -35.000 đồng/cây (tùy loại).

CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 9.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 10.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 11.
CLIP: Kỳ lạ chợ không bán món ăn nhưng nhiều người ùn ùn đến mua - Ảnh 12.

Bữa cơm trưa của ông Nguyện trong giờ nghỉ sau khi đưa cừ tràm xuống ghe, lên xe cho thương lái

Ông Nguyễn Hồng Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho biết nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn đa phần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trồng tràm và keo lai.

"Toàn xã có hơn 2.077 ha rừng tràm và khoảng 20 điểm tập kết cừ tràm. Những năm gần đây, đời sống người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện do cây tràm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, các điểm tập kết cừ tràm hình thành còn góp phần giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương", ông Biên chia sẻ thêm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại