Chuyện về những cô gái tỉnh lẻ đậu Đại học danh giá chốn thị thành: Đối mặt với cú sốc tinh thần về sự phân biệt giàu nghèo, chợt nhận ra mình là kẻ thua cuộc

JIA YOU |

Kể cả khi được vào trường Đại học tinh hoa thì những cô gái học giỏi ở vùng nông thôn vẫn cảm thấy mình là kẻ thua cuộc ở nơi thành thị xa hoa.

Alex Tang là một đứa trẻ lớn lên ở vùng nông thôn gần biên giới Trung Quốc. Ở quê nhà, Tang được xem như một siêu sao, luôn đứng đầu lớp và giành được vô số giải thưởng ở trường.

Vào năm 2012, cô gái 18 tuổi đã một bước lên đỉnh vinh quang khi là một trong số những học sinh ở thị trấn đạt điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh Đại học toàn quốc, và giành được suất học trong trường Đại học hàng đầu Trung Quốc - Đại học Phục Đán ở Thượng Hải.

Chuyện về những cô gái tỉnh lẻ đậu Đại học danh giá chốn thị thành: Đối mặt với cú sốc tinh thần về sự phân biệt giàu nghèo, chợt nhận ra mình là kẻ thua cuộc - Ảnh 1.

Cả mùa hè năm đó, Tang đắm chìm trong thành tích của mình. 

Gia đình, người thân cùng bạn bè đã gửi lời chúc mừng đến cô gái, ai cũng tưởng tượng về một tương lai tươi sáng và vẻ vang của Tang. 

Cuối cùng tháng 9 nhập học cũng đã bắt đầu, các sinh viên đều nườm nượp đổ về khu đô thị phía Đông để bắt đầu cuộc sống mới.

Trong vài tuần, Tang cảm thấy như bị mất mát.

Đối với Tang, người lớn lên ở một vùng nông thôn nhỏ lại thấy Thượng Hải là nơi đầy xa lạ. Cô không biết đi tàu điện ngầm, không có khái niệm về nghệ thuật hiện đại trong phòng trưng bày, sự xa hoa của thành phố tráng lệ khiến cô bối rối.

Tuy nhiên, những chuyện đó không bằng việc Tang phải đối mặt với khó khăn khác, chính là sự đấu tranh tư tưởng đối với những bạn học cùng lớp - những người đến từ các thành phố lớn ở Trung Quốc, chứ không phải nông thôn như cô.

Chuyện về những cô gái tỉnh lẻ đậu Đại học danh giá chốn thị thành: Đối mặt với cú sốc tinh thần về sự phân biệt giàu nghèo, chợt nhận ra mình là kẻ thua cuộc - Ảnh 2.

“Có một khoảng cách rất lớn giữa tôi và các bạn về mặt tư duy. Tôi khó chấp nhận điều đó”, Tang nói.

Ngay cả bây giờ, dù đã 26 tuổi, Tang vẫn cố gắng giải thích những cảm xúc phức tạp của mình trong suốt 4 năm Đại học, một trải nghiệm mà cô cho rằng được mở rộng tầm nhìn theo vô số cách, nhưng cũng làm tổn hại đến lòng tự trọng của cô. 

Nhưng ít nhất, cô nhận ra một điều quan trọng: Cô không cô đơn!

Vào tháng 5 vừa qua, Tang tình cờ quen biết một nhóm cư dân mạng trên mạng xã hội Douban, nhóm này tự xưng là “chuyên gia kỳ thi ở những tỉnh lẻ”.

Giống như Tang, họ đều là những người đến từ vùng nông thôn Trung Quốc, đều học giỏi và cố gắng nỗ lực để được nhận vào các trường Đại học ưu tú. Và những câu chuyện về sự lo lắng và thất vọng của họ đã được cô nhận ra.

Chuyện về những cô gái tỉnh lẻ đậu Đại học danh giá chốn thị thành: Đối mặt với cú sốc tinh thần về sự phân biệt giàu nghèo, chợt nhận ra mình là kẻ thua cuộc - Ảnh 3.

Có một tài khoản trên Douban đã mô tả về bản thân mình như một kẻ thua cuộc khi vào trường Đại học nổi tiếng. 

Anh cho biết, khi còn bé phải vất vả với các bài kiểm tra thì đến lớn phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống ở trường Đại học - nơi thành công phụ thuộc vào việc “phải biết mình là ai” khiến anh cảm thấy bất lực và bối rối.

Cũng có nhiều sinh viên khác đã chia sẻ câu chuyện tương tự, từ đây làm dấy lên những cuộc thảo luận về sự bất bình đẳng sâu sắc vẫn đang diễn ra ở các trung tâm đô thị giàu có của Trung Quốc. 

Mặc dù trong nhiều thập kỷ qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực để thúc đẩy giáo dục ở nông thôn, nhưng khoảng cách giữa nông thôn và thành thị vẫn còn quá lớn.

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vừa qua, có khoảng ⅔ sinh viên sinh vào thập niên 90 ở khu vực thành thị được đi học Đại học, ở nông thôn chỉ có ⅓. 

Ngay cả khi sinh viên nông thôn được vào những trường Đại học hàng đầu, họ thường gặp phải những rào cản vô hình, khiến bản thân không thể thành công.

Giống như Tang, Rebecca, 30 tuổi - người lớn lên từ vùng nông thôn xa xôi ở miền Nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng trải qua cảm xúc tương tự. 

Cô nói rằng trong suốt khoảng thời gian học Đại học, cảm giác vượt trội và kém cỏi luôn hiện hữu cùng một lúc.

Chuyện về những cô gái tỉnh lẻ đậu Đại học danh giá chốn thị thành: Đối mặt với cú sốc tinh thần về sự phân biệt giàu nghèo, chợt nhận ra mình là kẻ thua cuộc - Ảnh 4.

Từ nhỏ, Rebecca tin rằng, muốn có được cuộc sống tốt hơn, thì việc học giỏi là chìa khóa duy nhất. “Tôi hoàn toàn bị ám ảnh bởi thứ hạng và điểm số. 

Tôi cảm thấy đó là cả thế giới của mình. Nếu như đứng đầu, tôi sẽ cảm thấy mình đứng đầu cả thế giới. Nhưng nếu chẳng may làm hỏng một bài kiểm tra, tôi cảm thấy đau đớn vô cùng. Có lúc tôi gần như muốn chết.”, Rebecca nói.

Rebecca đã mang tư tưởng này để thi vào trường Đại học ở Quảng Đông. Không giống như trường Trung học, Đại học là thời kỳ chuyển tiếp xã hội, người ta đánh giá bạn qua trí thông minh, cảm xúc, kỹ năng kết nối mạng, thậm chí là ngoại hình.

Những năm học Đại học, Rebecca dù có kinh nghiệm trong việc lên kế hoạch cho các sự kiện lớn hoặc các cuộc thi ở trường nhưng cũng không thể được chú ý bằng những sinh viên giàu có, biết cách kết nối mạng.

Liu Haifeng, một giáo sư nghệ thuật cao cấp tại Đại học Chiết Giang cho biết, những sinh viên từ các gia đình trung lưu bắt đầu đi du lịch nước ngoài và tạo ra các kết nối xã hội khi còn nhỏ, trong khi những sinh viên từ gia đình nghèo khó chỉ biết tập trung vào trường học. 

Khoảng cách này không liên quan đến trí thông minh mà là kinh nghiệm xã hội.

Đối với Tang, khoảng thời gian đầu ở lớp là đau khổ nhất. Cô nhớ lại, bản thân mình rất giỏi tiếng Anh. 

Hồi học Trung học, đó là môn học cô đạt điểm cao, nhưng khi lên Đại học, cô chỉ ngồi im lặng nhìn các bạn khác nói chuyện trôi chảy bằng tiếng Anh với giáo viên. Đối với cô đó là khoảnh khắc nhục nhã nhất.

Chuyện về những cô gái tỉnh lẻ đậu Đại học danh giá chốn thị thành: Đối mặt với cú sốc tinh thần về sự phân biệt giàu nghèo, chợt nhận ra mình là kẻ thua cuộc - Ảnh 5.

Theo một khảo sát năm 2018 của các chuyên gia tư vấn giáo dục, sinh viên mới tốt nghiệp từ các gia đình nông thôn sẽ kiếm thu nhập thấp hơn sinh viên ở thành thị. 

Giáo sư Liu nói rằng, giáo viên ở nông thôn cần giúp học sinh chuẩn bị tinh thần trước khi thi vào các trường Đại học thành thị. Nếu không, họ sẽ phải mất khoảng thời gian rất dài để đối mặt với rủi ro tâm lý này.

Rebecca nói rằng, cô phải mất 2 năm để hồi phục tâm lý sau cú sốc bắt đầu cuộc sống ở trường Đại học, nơi cô không còn được xem là siêu sao, mà trở thành người hướng nội, không còn là chính mình.

Tuy nhiên, cuối cùng, Rebecca đã biết sử dụng nhược điểm của mình như một lợi thế để thay đổi bản thân theo hướng khác. 

Cô chấp nhận mình là người hướng nội, quyết định tập trung vào lĩnh vực tài chính - một lĩnh vực đòi hỏi sự chăm chỉ - phù hợp với thế mạnh của cô.

Sau cùng, Alex Tang, Rebecca hay bất cứ ai, những người dù không có mối quan hệ xã hội, hay không được sinh ra trong gia đình thành thị thì vẫn có khả năng tự tìm đường hướng tương lai cho chính mình, chỉ cần bạn không ngừng nỗ lực và cố gắng.

“Tôi biết nhiều sinh viên vẫn còn nhiều suy nghĩ tiêu cực khi biết mình kém cỏi so với sinh viên thành thị, nhưng tôi hy vọng họ có thể nhìn nhận sự việc theo một cách trung lập”, Rebecca nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại